Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

LOÉT TỲ ĐÈ VÙNG CÙNG CỤT - NGUY HIỂM RÌNH RẬP Ở NGƯỜI BỆNH NẰM LÂU

2024-03-26

LOÉT TỲ ĐÈ VÙNG CÙNG CỤT - NGUY HIỂM RÌNH RẬP Ở NGƯỜI BỆNH NẰM LÂU

1. Loét tỳ đè vùng cùng cụt được nhận định là một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp khoảng 60% ở các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống có liệt, 65% ở các bệnh nhân bị gãy xương đùi, 20-30% ở bệnh nhân bỏng nặng, bệnh nhân nằm ICU (phòng hồi sức) dài ngày. Cơ chế chủ yếu do lực tì đè quá mức bình thường dài (4h sẽ gây hoại tử cơ, 12h sẽ gây hoại tử da). Ngoài ra còn các yếu tố như: dinh dưỡng, tình trạng bệnh lí, tình trạng nhiễm trùng.

2. Loét dựa trên lâm sàng được chia làm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tổn thương thượng bì, da ửng đỏ, có nốt phỏng hay vết chợt da.

- Giai đoạn 2: Tổn thương toàn bộ da.

- Giai đoạn 3: Tổn thương lớp mô dưới da.

- Giai đoạn 4: Tổn thương tới xương.

- Giai đoạn 5: Tổn thương tới xương và tạo nhiều hốc lớn.

3. Phương pháp điều trị hiện nay là:

- Chăm sóc vết loét: Giảm áp lực tỳ đè, tăng cường lưu thông máu, kích thích mọc tổ chức hạt và biểu mô hóa làm lành vết loét. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều công chăm sóc, thời gian điều trị kéo dài nhiều tháng.

- Phương pháp cắt lọc làm sạch hoại tử và tạo hình che phủ được coi là tích cực hơn, thời gian điều trị rút ngắn.

Và từ giai đoạn 3 trở đi sẽ chỉ định phẫu thuật là tối ưu nhất. Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh Viện Nam Thăng Long đã điều trị cho nhiều trường hợp bị loét do tỳ đè vùng cùng cụt. Các bác sỹ tiến hành cắt dọn làm sạch tổn thương, sau đó che phủ bằng vạt da cân kế cận dựa vào nhánh xuyên của động mạch mông trên đã cho nhiều kết quả tốt.

Tuy nhiên, vùng cùng cụt vẫn có thể bị loét trở lại nếu tiếp tục bị tỳ đè kéo dài. Bởi vậy sau phẫu thuật, người bệnh phải được thường xuyên thay đổi tư thế, mát xa làm tăng tưới máu vùng bị tỳ đè, không để tình trạng ẩm ướt, có thể dùng đệm hơi để làm giảm diện tiếp xúc và thời gian tỳ đè lên vùng cùng cụt, bên cạnh đó yếu tố dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong phòng loét tái phát do tỳ đè.

 

Hình ảnh sau phẫu thuật che phủ loét

KHOA CTCH

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 3
Truy cập hôm nay: 79
Tổng số truy cập: 173640
Tắt [X]