Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Khi nào cần đi khám phụ khoa?

2022-06-07

        Bộ phận sinh dục nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm và bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn so với nam giới. Theo khuyến cáo, phụ nữ nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ 3 - 6 tháng một lần nhưng do tâm lý chủ quan và ngại ngùng mà nhiều phụ nữ không chú trọng việc khám sức khỏe phụ khoa, chỉ đi khám khi có vấn đề bất thường như viêm phần phụ, có biểu hiện ngứa ngáy, ra khí hư bất thường, kinh nguyệt không đều hay đã kết hôn lâu năm mà chưa sinh được con. Do đó dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị muộn các bệnh lý phụ khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, khó thụ thai thậm chí là vô sinh, ung thư.

        Vậy khám phụ khoa lúc nào là tốt nhất? Và khám phụ khoa là khám những gì?

        Những mốc thời gian quan trọng mà chị em phụ nữ cần phải đi khám phụ khoa:

  • Trước khi kết hôn: trong cuộc sống hôn nhân, sức khỏe sinh sản giữ vai trò rất quan trọng. Việc thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể giúp loại trừ các vấn đề bệnh lý viêm nhiễm hay các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sinh sản cũng như cuộc sống vợ chồng.
  • Trước khi có ý định mang thai: nhằm giúp phát hiện điều trị kịp thời các vấn đề từ bộ phận sinh dục từ người mẹ để tránh lây nhiễm cho trẻ trong bụng mẹ, đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ và bé, tránh những biến chứng sau này.
  • Khi vùng kín có dấu hiệu bất thường như ngứa, đau rát đặc biệt là đau sau khi quan hệ, ra nhiều khí hư có mùi với màu bất thường, rối loạn kinh nguyệt...

        Ngoài những danh mục khám như khám tổng quát, khám bộ phận sinh dục, khám vùng bụng, khám trực tràng, siêu âm âm đạo, siêu âm tuyến vú thì chị em nên làm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm Pap smear: là một xét nghiệm kiểm tra mẫu tế bào tử cung giúp phát hiện những bất thường bên trong của tử cung, đồng thời cho phép chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này nên được kiểm tra thường xuyên 3 năm một lần trong giai đoạn từ 21 tuổi đến 65 tuổi.
  • Xét nghiệm CA - 125: protein CA - 125 là một kháng nguyên ung thư, việc kiểm tra nồng độ của protein này trong máu giúp phát hiện sự phát triển của ung thư buồng trứng ở nữ giới.
  • Xét nghiệm CA -153: CA - 153 là viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 15-3 (carbohydrate antigen 15-3) . Đây là một chất chỉ điểm bệnh ung thư, đặc biệt là trong bệnh ung thư vú. Xét nghiệm CA 15-3 thường được chỉ định cùng với các xét nghiệm khác, như xét nghiệm thụ thể estrogen và progesterone, thụ thể Her2/neu, xét nghiệm gene,… để xác định bệnh nhân có bị ung thư vú hay không, xác định tính chất của ung thư và lựa chọn cách điều trị thích hợp.
  • Tổng phân tích máu, nước tiểu bằng máy tự động.

        Trước khi đi khám cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Tránh quan hệ, tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh vài ngày trước khi đi khám vì điều này có thể làm thay đổi môi trường của vùng kín cũng như các vi khuẩn hay nấm ký sinh ở vùng kín. Điều này có thể dẫn tới việc nhầm lẫn trong chẩn đoán do kết quả xét nghiệm không chính xác. Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trước khi đi khám. Mặc đồ rộng rãi thoải mái, và thuận tiện nhất. Nên có sự chuẩn bị về kinh phí trước khi đi khám để có thể xử lý được những phát sinh xảy ra trong khi khám đặc biệt là các xét nghiệm phát sinh khi nghi ngờ chẩn đoán.

        Bệnh viện Nam Thăng Long với đội ngũ y - bác sỹ trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, rất vui lòng phục vụ quý khách hàng.

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 8
Truy cập hôm nay: 51
Tổng số truy cập: 171829
Tắt [X]