Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A, B ĐANG VÀO MÙA DỊCH

2019-11-27

                   Theo số liệu thống kê chỉ trong tháng 11/2019, bệnh viện Nam Thăng Long đã phát hiện hơn 500 ca mắc cúm, trong đó phổ biến là cúm A, B.

                   Bác sĩ Lê Tuyết Hạnh_Trưởng Khoa Nhi bệnh viện Nam Thăng Long cho biết, thời điểm giao mùa, trời trở lạnh, độ ẩm xuống thấp tạo cơ hội cho nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong đó có các loại virus cúm.

                   Bệnh cúm là gì?

                   Virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 type A, B và C. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Virus cúm có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người không bệnh thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho hay hắt hơi. Tỷ lệ lây lan mạnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.

                   Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm với bệnh. Tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Sau khi bị bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với virus gây nhiễm nhưng thời gian miễn dịch thường không bền, phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên, số lần bị nhiễm trước đây và không có tác dụng bảo vệ đối với những type virus mới. Miễn dịch có được sau khi khỏi bệnh không bảo vệ được khỏi mắc các biến chủng của virus cúm.

                   Thời gian ủ bệnh của virus cúm ngắn, thường từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày.

                 Thời kỳ lây bệnh khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát  và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng.

                   Những biểu hiện của bệnh cúm A/B cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế

                   Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa đầy đủ vì vậy khi xuất hiện bệnh đều diễn biến khá nhanh. Người bệnh nhiễm cúm A/B nói chung thường có những biểu hiện giống cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn. Vì thế, cần theo dõi khi trẻ có những biểu hiện bất thường sau nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời:

- Sốt cao liên tục trên 39 độ C.

- Có biểu hiện đau đầu, đau cơ

- Ho, đau họng, chảy nước mũi...

- Mệt mỏi, ăn không ngon...

- Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở

- Khi bệnh có chuyển biến nặng thường bị tức ngực, tim đập nhanh.

                   Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, trẻ dễ bị viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong.

                   Cách phòng bệnh cúm A/B ở trẻ nhỏ

                Khi thời tiết thay đổi thất thường và nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng nhanh trong dịp cuối năm, virus cúm A/B có nguy cơ bùng phát thành đại dịch khi một chủng độc lực cao làm tăng khả năng truyền bệnh từ gia cầm sang người. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ cần có các biện pháp phòng tránh dịch cúm A/B:

1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

5. Cần có chế độ ăn hợp lý, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Ăn chín uống sôi. Tránh ăn các loại thịt, trứng từ các loại gia cầm đã bị ốm và chết.

6. Vệ sinh răng miệng cho trẻ, lưu ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

7. Đồng thời nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch bằng cách cho trẻ vận động, tập thể dục, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị lây nhiễm cao vì sức đề kháng còn yếu. Vì vậy không nên cho trẻ chơi đùa cạnh chuồng gia cầm và tiếp xúc với gia cầm.

                   Chuẩn đoán chính xác Cúm qua xét nghiệm!

                   Bệnh viện Nam Thăng Long với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ lấy dịch ngoáy họng, mũi họng, dịch tiết hay rửa mũi họng làm xét nghiệm, phục vụ kịp thời nhu cầu kiểm tra cúm của tất cả người dân khi đến tại viện. Thông qua kết quả xét nghiệm cúm và sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp bạn an tâm chẩn đoán sớm có bị mắc cúm A/H3N2, A/H1N1 hay cúm B, cũng như xác định được mức độ viêm nhiễm để từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.

 

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 1
Truy cập hôm nay: 70
Tổng số truy cập: 172979
Tắt [X]