Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Nên tẩy giun cho trẻ khi nào

2021-03-15

            Rất nhiều mẹ  có con hơn 1 tuổi đã thấy trong phân con mình có giun và lo lắng bởi vì trước giờ họ chỉ nghe nói tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi chứ dưới 2 tuổi thì chưa từng được nghe. Để giải đáp thắc mắc cho các mẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tẩy giun cho trẻ.   

            1.Các triệu chứng gợi ý tới nhiễm giun

- Đau bụng, rối loạn tiêu hoá, chậm tăng cân, ăn kém, biếng ăn, nhiễm trùng tiết niệu tái phát, hay đại tiện ra giun, ngứa hậu môn.

- Nhìn thấy giun (giun kim), quấy khóc nhiều về đêm…

            2. Khi nào bắt đầu tẩy giun cho trẻ?

       Theo Quyết định 6437 của Bộ Y tế,10/2018:

- Khi đủ 12 tháng tuổi là bắt đầu tẩy giun.

- Hoặc sớm hơn khi có chỉ định của BS, có các triệu chứng gợi ý nhiễm giun như đã nói ở trên.

            3.Tần suất tẩy giun như thế nào là hợp lí?

- Miền Bắc:1lần/6tháng

- Miền Trung và miền Nam: 1lần/1năm.

- Đối với các vùng tỉ lệ cao hoặc thấp hẳn, trạm y tế địa phương sẽ có hướng dẫn cụ thể.
            4. Dùng thuốc như thế nào?

Với thuốc tẩy giun, bố mẹ có thể tự mua ở hiệu thuốc và dùng theo hướng dẫn của dược sĩ và đọc HDSD đi kèm. Tốt nhất là xin chỉ định từ trạm y tế xã phường hoặc bác sĩ Nhi khoa.

      * Các loại thuốc được dùng theo khuyến cáo của Bộ Y Tế

- Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi:  Albendazole 200mg (zentel)hoặc Mebendazole 500mg (Fugacar)liều duy nhất sau ăn.

- Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất sau ăn.

          *Chú ý:

- Các loại thuốc  nên dùng sau bữa ăn tối, không cần nhịn ăn uống .Với một số loại giun, với bệnh nhân cụ thể, bác sĩ có thể cho dùng nhắc lại sau 1 tháng.

- Thuốc dạng viên nên khi cho trẻ dùng thì nghiền nhỏ thuốc, pha với nước, sữa, nước quả cho con uống.

            5. Tác dụng phụ

- Nhẹ: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi.

- Vừa - nặng: nổi ban, mề đay, khó thở, sốc phản vệ (hiếm).

Cha mẹ cần theo dõi 48 giờ sau khi con uống thuốc tẩy giun. Nhớ chụp lại ảnh loại thuốc tẩy giun đã dùng (vỏ hộp thuốc) để cho bác sĩ xem khi cần đến.

           Để tránh tình trạng nhiễm giun cho bé, cha mẹ nên phòng ngừa nhiễm giun là tốt nhất:

- Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn.

                    Hàng ngày nên tập thói quen rửa tay thường xuyên cho bé 

- Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.

- Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần thủng đít.

- Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.

- Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.

Khoa Nhi

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 1
Truy cập hôm nay: 61
Tổng số truy cập: 171839
Tắt [X]