Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Giun sán ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

2019-10-10

                     Ngày 08/10/2019, bệnh viện Nam Thăng Long có tiếp nhận trường hợp cháu T.A.Q 3 tuổi với triệu chứng khi vào viện trẻ quấy khóc nhiều, khi siêu âm thì phát hiện ký sinh trùng (sán) trong ruột. Những bộ phận có chứa giun sán đều có các bệnh lý nhất định nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Hãy cùng bệnh viện Nam Thăng Long tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh cho trẻ.

                                        1. Nguyên nhân trẻ bị nhiễm giun sán

- Nước ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, môi trường rất dễ bị ô nhiễm. Trẻ em lại hiếu động, hay nghịch ngợm, thích khám phá môi trường xung quanh nên có nhiều khả năng tiếp xúc với mầm bệnh; 
- Khi tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm giun, trẻ có thể bị nhiễm giun từ đất trong sân chơi hoặc chơi với con vật nuôi bị nhiễm giun;
- Tay, chân không sạch sẽ, trẻ có thể đưa mọi đồ chơi vào miệng;
- Không giữ gìn vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách, giường, chiếu, đệm không sạch hoặc vứt rác bừa bãi trong phòng của trẻ;
- Trẻ tiếp xúc với người lớn mang bệnh;
- Trẻ ăn hoặc uống các thực phẩm bị nhiễm giun do người lớn rửa không sạch.

                    2. Triệu chứng trẻ bị nhiễm giun sán

- Nhiễm gây đau bụng vùng rốn ở trẻ em, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, ỉa ra giun. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần.

- Trẻ nhiễm giun thường khó ngủ, đôi khi đái dầm, hay quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm.

- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.

- Trẻ biếng ăn, khó chịu, thay đổi trong hoạt động hằng ngày.

- Trẻ em gái có thể bị mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo.

- Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

- Có thể có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu hoặc thở khò khè, ho khan.

                    3. Phòng ngừa và điều trị nhiễm giun sán cho trẻ

- Vệ sinh môi trường: giữ gìn vệ sinh nhà ở, sân vườn sạch sẽ. Mỗi gia đình cần có nhà vệ sinh sạch sẽ, không phóng uế bừa bãi, bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước; không dùng phân tươi bón ruộng; không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Vệ sinh cá nhân: thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, rửa hậu môn bằng xà phòng sau mỗi lần trẻ đi đại tiện, cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định; không để trẻ bò lê la, nghịch đất cát, nhắc nhở trẻ thường xuyên đi giày, dép, kể cả đi học và ở nhà; vệ sinh đồ chơi cho trẻ hằng ngày.

- Vệ sinh ăn uống: thực hiện tốt ăn chín uống sôi. Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt ăn uống của trẻ. Tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn. Các loại trái cây nên rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn. Thức ăn đậy kín không để ruồi, nhặng đậu vào.

- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trong nhà có một người bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà. Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn nhưng phải được bác sĩ tư vấn và chọn loại thuốc thích hợp. 

                   Hiện nay, giữa rất nhiều nhu cầu kiểm tra các vấn đề về sức khỏe, việc xét nghiệm tình trạng nhiễm giun sán rất được quan tâm. Đáp ứng nhu cầu đó, Bệnh viện Nam Thăng Long đã trang bị hệ thống máy móc hiện đại giúp đưa ra kết quả chính xác và nhanh chóng. Mọi người nên đi làm xét nghiệm định kỳ bệnh giun sán từ 6 tháng đến 1 năm một lần. Đặc biệt chú ý làm xét nghiệm kiểm tra với trẻ em. Đối tượng này dễ nhiễm giun sán do còn chưa có ý thức trong vệ sinh hàng ngày. Hậu quả từ việc nhiễm giun sán với trẻ khá lớn như còi xương, suy dinh dưỡng, kém tiếp thu, kém tập trung. Vì vậy nên kiểm tra, phòng tránh, phát hiện và xử trí tình trạng này ở trẻ sớm nhất có thể. Không chỉ thực hiện thăm khám, bệnh viện còn có chức năng điều trị các bệnh giun sán do hội tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Tổ CTXH

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 4
Truy cập hôm nay: 77
Tổng số truy cập: 171745
Tắt [X]