Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Lời khuyên của bác sỹ đồi với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

2023-03-06

          Xuất huyết đường tiêu hóa là một bệnh lý cấp tính nguy hiểm. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và phòng ngừa bệnh tái phát. Vậy, chế độ ăn bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần lưu ý những gì?

​          1.  Việc điều trị xuất huyết tiêu hóa phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, vị trí chảy máu… ngoài việc điều trị triệu chứng, cần ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dung các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh… Bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi can thiệp sớm, qua đó rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử lý tốt như: Xử trí xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng bằng tiêu hoặc kẹp clip cầm máu, xử lý giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su…

​          2. Chế độ ăn:

- Trong những ngày đang chảy máu có thể phải nhịn ăn hoặc ăn thức ăn lỏng: sữa, nước thịt, cháo, nước, hoa quả, ăn nhiều bữa để đảm bảo dinh dưỡng.

- Khi tình trạng xuất huyết tiêu hóa ổn định bắt đầu cho bệnh nhân ăn đặc dần, nên tránh các thức ăn dễ kích thích như chua cay, cà phê hoặc rượu bia.

- Người xuất huyết tiêu hóa bị một lần rồi rất có thể bị những lần tiếp theo và lần sau sẽ nặng hơn lần trước nếu không giữ gìn. Vì vậy ngay cả lúc khỏe, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, tuyệt đối không dung rượu bia, hạn chế tối đa việc dung đồ chua, cay, không nên để mình quá đói hoặc quá no…

- Người bệnh cần ăn ngủ sinh hoạt điều độ đúng giờ, tránh lo lắng, stress ảnh hưởng đến bệnh lý dạ dày có thể làm tình trạng xuất huyết tiêu hóa xảy ra.

​          3. Cách phòng tránh:

Để đề phòng bệnh xuất huyết tiêu hóa mọi người cần chú ý:

- Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều, đặc biệt là các loại rượu mạnh.

- Không dung các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày. Nên tăng cường ăn chất xơ và rau quả để dạ dày hoạt động tốt hơn.

- Nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sỹ.

- Đối với những bệnh nhân đang trong thời gian điều trị xuất huyết tiêu hóa cần dung các thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa từ 4-5 bữa/ngày.

- Nên ăn nhiều đồ ăn chứa tinh bột và chất khoáng như: Cơm, mỳ, khoai và nhiều loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Các thức ăn này chứa nhiều kali, có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp ở người bệnh. Trung bình một quả chuối có 400mg kali, tương đương với 1 ly  nước cam hay một củ khoai tây nướng.

- Tránh ăn thức ăn lên men chua, thức ăn nhiều muối, đồ cay nóng và nước ngọt có gas gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc tiêu hóa, làm giảm chức năng gan, thận, tăng nguy cơ bệnh.

- Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở mức 30-35Kcal/kg cân nặng/ngày.

​          Bệnh viện Nam Thăng Long chuyên khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như hài lòng tuyệt đối về dịch vụ y tế của bệnh viện. Xin vui lòng liên hệ hotline 088.6568.115 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 2
Truy cập hôm nay: 60
Tổng số truy cập: 171838
Tắt [X]