Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Kiểm soát bệnh tiểu đường

2023-04-20

           Đối với bệnh nhân đái tháo đường thì việc chủ động tự chăm sóc bằng cách : ăn uống cân bằng, đủ các thành phần, duy trì chế độ luyện tập và dùng thuốc uống kiểm soát đường huyết sẽ đóng vai trò quan trọng ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng. Trong các yếu tố trên, nếu kiểm soát được chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống, duy trì vận động, nếu làm tốt, sẽ tránh được tăng dần lượng thuốc uống theo thời gian của bệnh.

         Những việc cần làm hàng ngày để quản lý bệnh Đái tháo đường:

- Kiểm tra đường huyết hằng ngày bằng máy đo đường huyết cá nhân và ghi lại kết quả vào sổ theo dõi.

- Thực hiện đúng chế độ ăn lành mạnh và hợp lý theo hướng dẫn của bác sỹ

- Nhờ bác sỹ tư vấn loại hình thể dục nào phù hợp và an toàn nhất với bạn. Mỗi ngày luyện tập 30 phút.

- Sử dụng thuốc điều trị (uống hoặc chích) đúng theo liều lượng và thời gian chỉ định của bác sỹ.

- Kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện kịp thời các vết thương, vết sưng, chỗ phồng rộp…

- Không hút thuốc

- Giữ vệ sinh răng miệng.

         4 bước quản lý đường huyết và điều trị bệnh hiệu quả:

- Bước 1: Đo đường huyết thường xuyên và ghi vào sổ tay

- Bước 2: Bác sỹ xác định mức đường huyết mục tiêu

- Bước 3: Bác sỹ lựa chọn phương án hiệu quả

- Bước 4: Đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên kết quả tự do đường huyết

         Tự đo đường huyết rất quan trọng. Vì sao?

- Cho biết mức đường huyết của bệnh nhân đang ở vùng an toàn hay nguy hiểm

- Giúp bệnh nhân biết được mức độ thay đổi đường huyết khi bị ốm hoặc stress

- Giúp bệnh nhân chọn chế độ ăn uống, tập luyện thể thao phù hợp.

- Phát hiện kịp thời khi bị hạ đường huyết, thường xảy ra mà ít khi có các dấu hiệu cảnh báo trước

         Đo đường huyết để chọn thức ăn phù hợp:

- Bước 1: Đo đường huyết lúc đói và 2 giờ sau khi ăn.

- Bước 2: So sánh kết quả đường huyết trước và sau khi ăn.

- Bước 3: Nếu đường huyết 2 giờ sau ăn cao hơn lúc đói từ 50mg/dL (2,8 mmol/L) trở lên, cần giảm lượng tinh bột và đường trong bữa ăn

- Bước 4: Đề nghị bác sỹ tư vấn để điều chỉnh chế độ ăn và điều trị phù hợp.

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 2
Truy cập hôm nay: 8
Tổng số truy cập: 169068
Tắt [X]