Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Hội chứng Thị giác màn hình và những điều cần biết

2022-04-06

          Cuộc sống “Bình thường mới” dần trở lại sau dịch bệnh Covid 19. Bên cạnh việc Khám “Hậu covid” với các triệu chứng Ho kéo dài, mất ngủ, đau tức ngực… thì số lượng bệnh nhân tới Khám Mắt tại bệnh viện cũng tăng đột biến với các triệu chứng sau:

  • Khô mắt, chảy nước mắt sống
  • Nhìn mờ, căng mắt, mỏi mắt
  • Nhìn đôi, đau cổ vai gáy…

          Theo Bs. Hoàng Thị Hương_Chuyên Khoa Mắt, đây là những biểu hiện đầu tiên của Hội chứng Thị giác màn hình (CVS). Hội chứng này không chỉ ở người lớn mà xuất hiện ở cả trẻ nhỏ do học và làm việc online với thiết bị điện tử trong thời gian dài ở điều kiện không đảm bảo.

          Hội chứng Thị giác nàn hình là gì?

          Hội chứng Thị giác màn hình bao gồm cả Hội chứng thị giác máy tính hay còn gọi là hộ chứng CVS liên quan đến thị lực và các bệnh lý của Mắt do tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị màn hình điện tử (Máy tính bảng, điện thoại, ti vi…). Đây là bệnh phổ biến liên quan đến nghề nghiệp, lối sống bao gồm triệu chứng ở Mắt như: nhìn mờ, mỏi mắt, khô mắt… kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, đau cổ, mệt mỏi, khó tập trung.

          Nguyên nhân gây ra Hội chứng thị giác màn hình

          Do Mắt bị tác động bởi ánh sáng nguy hiểm ánh sáng xanh, vùng ánh sáng thấy trong phổ quang học có bước sáng từ 450-495nm phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, điê thoại, ti vi… hoặc ánh áng nguy hiểm từ đèn LED, đèn huỳnh quang. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân như ngồi sai tư thế, vị trí đặt máy không phù hợp với mắt, mắt bị tật khúc xạ…

          Đối tượng hay mắt Hội chứng thị giác màn hình

          Hội chứng này thường gặp ở những người làm việc văn phòng, những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, màn hình điện tử từ 8 đến 10 tiếng trong ngày, không gian kín ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

          Dấu hiệu nhận biết Hội chứng thị giác màn hình

          Nhìn mờ, khô mắt, nhức mắt, nhức đầu, nhìn đôi (song thị), đau cổ, đâu vai gáy, khó tập trung mệt mỏi.

          Các phòng ngừa và điều trị Hội chứng thị giác màn hình

  • Chủ động chăm sóc mắt từ bên trong trên cơ sở cung cấp dưỡng chất nhằm tăng cường Thioredoxin
  • Khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng/ 1 lần
  • Sử dụng ánh sáng phù hợp khi làm việc
  • Điều chỉnh vị trí màn hình phù hợp từ 50-60cm, thấp hơn mắt 10-20cm
  • Tập thới quen nháy mắt thường xuyên giúp giữ độ ẩm cần thiết cho mắt
  • Luyện tập mắt: Cứ 20 phút mắt tập trung vào màn hình nên nghỉ nhìn xa giãn khoẳng 5-6m trong thời gian 20 giây. Lặp lại 5-10 lần.

          Hội chứng thị giác màn hình nếu kéo dài không được khắc phục sẽ có nguy cơ biến chứng thành mãn tính và các bệnh lý khác vì vậy nên khám kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bs Hoàng Thị Hương_Chuyên khoa Mắt BV Nam Thăng Long

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 3
Truy cập hôm nay: 178
Tổng số truy cập: 173087
Tắt [X]