Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Các mốc khám thai quan trọng

2020-07-24

          Trong quá trình mang thai có rất nhiều lần khám thai, tuy nhiên nhiều mẹ bầu chưa thực sự hiểu thế nào là khám thai đủ và đúng lịch. Các mẹ bầu cần ghi nhớ 8 mốc khám thai quan trọng và chủ động đi khám đúng lịch để giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn và kịp thời phát hiện các bất thường trong thai kỳ.

          1. Sau khi chậm kinh 1-3 tuần

          Thai nhi lúc này được khoảng 5-7 tuần. Khám thai lúc này sẽ biết được mẹ có thai thực sự hay chưa, thai làm tổ ở vị trí nào. Ngoài ra bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, tiền sử sản khoa và chỉ định thêm cho mẹ một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, chức năng gan thận, glucose máu,…sau đó có thể hẹn thời điểm kiểm tra tim thai, phôi thai nếu lần khám thai đầu tiên thai quá nhỏ.

          2. Thai được 11-13 tuần:

          Đây là thời điểm quan trọng để có thể khảo sát hình thái học thai nhi (siêu âm thai 4D) đo khoảng sáng sau gáy, xác định chính xác tuổi thai và dự kiến ngày sinh, xét nghiệm công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, đường máu, xét nghiệm Double test (là xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện một số dị tật bẩm sinh của thai nhi), tổng phân tích nước tiểu.

          3. Thai được 16-18 tuần:

          Lúc này mẹ sẽ được siêu âm thai thường quy, đo chiều dài cổ tử cung và kênh cổ tử cung khi có chỉ định, xét nghiệm Triple tets (là xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện một số dị tật bẩm sinh của thai nhi), tổng phân tích nước tiểu thường quy.

          4. Khi  thai được 21-22 tuần:

          Đây là mốc quan trọng siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi (siêu âm thai 4D) tầm soát các dị tật bẩm sinh cho thai nhi thông qua siêu âm, tổng phân tích nước tiểu thường quy. Sau lần khám thai mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván lần 1.

          5. Từ 24-28 tuần:

          Thời điểm này sẽ siêu âm thường quy, làm xét nghiệm đường máu, tổng phân tích nước tiểu thường quy.

          6. Thai 30-32 tuần:

          Lần khám thai này mẹ sẽ siêu âm thai và làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thường quy. Sau đó mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi 2.

          7. Từ 36-40 tuần:

          Thời điểm này mẹ sẽ đăng ký hồ sơ sinh tại bệnh viện. Mẹ được khám thai, siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau; kèm theo đó là các xét nghiệm cơ bản chuẩn bị cho cuộc đẻ và được hướng dẫn thủ tục cần chuẩn bị. Trong giai đoạn này mẹ nên khám thai 1 tuần/lần.

          8. Từ khi thai 40 tuần trở đi:

          Mẹ sẽ thực hiện khám thai 2 ngày/lần; khi có dấu hiệu chuyển dạ đẻ chính thức nhập viện để theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ.

          Mỗi lần khám thai mẹ sẽ được theo dõi huyết áp, cân nặng, đo tim thai, khám tim, phổi thường quy để phát hiện sớm các bất thường.

          Tuân thủ đúng lịch khám thai giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn, bồi dưỡng tình yêu giữa mẹ và bé ngay từ những ngày đầu. Mẹ sẽ thấy hạnh phúc khi nghe nhịp tim con, khi thấy những cử động đáng yêu của con khi còn trong bụng mẹ.

          Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 088.6568.115 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY để được tư vấn, hướng dẫn đăng ký khám và làm các xét nghiệm trước sinh được nhanh chóng và thuận tiện nhất!

                                                                                             Bác sĩ Nguyễn Thu Hằng – Khoa Sản

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 4
Truy cập hôm nay: 119
Tổng số truy cập: 171897
Tắt [X]