[rev_slider home1slider]
Hoạt động chuyên môn
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, có thể gây tổn thương bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận.
1. Nguyên Nhân
- Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua niệu đạo và di chuyển lên các bộ phận khác của hệ thống tiết niệu.
- Các tình trạng như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, hoặc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Cấu trúc đường tiết niệu bất thường có thể dẫn đến khó khăn trong việc thoát nước tiểu hoàn toàn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
2. Triệu Chứng
- Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện: Khi đi tiểu, có cảm giác buốt, rát; Tiểu rắt: Cảm giác cần phải đi tiểu nhiều lần nhưng chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu ra
- Nước tiểu có màu đục hoặc có thể có đái máu.
- Đau bụng dưới: Đau hoặc cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới.
- Sốt: gặp khi tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc viêm bể thận do sỏi hay hẹp niệu quản.
3. Chẩn Đoán
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu để tìm vi khuẩn, tế bào bạch cầu, hoặc máu.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá mức độ tình trạng nhiễm trùng, chức năng thận và chẩn đoán phân biệt các nhiễm trùng ở cơ quan khác.
- Cấy nước tiểu: Cấy mẫu nước tiểu để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và làm kháng sinh đồ.
- Chẩn đoán hình ảnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, siêu âm, hoặc CT scan để kiểm tra cấu trúc của hệ thống tiết niệu, phát hiện các bệnh lý như sỏi tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến hay bất thường của hệ tiết niệu.
4. Điều Trị
- Kháng Sinh: Điều trị chính cho viêm đường tiết niệu là dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Bác sĩ sẽ kê đơn loại kháng sinh phù hợp dựa trên kết quả cấy nước tiểu.
- Thuốc Giảm Đau: Đôi khi có thể cần dùng thuốc giảm đau để giảm cơn đau và khó chịu.
- Uống Nhiều Nước: Uống đủ nước giúp làm sạch hệ thống tiết niệu và giúp đẩy vi khuẩn ra ngoài.
- Nghỉ Ngơi: Nghỉ ngơi đầy đủ để hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
5. Phòng Ngừa
- Uống Nhiều Nước: Giúp duy trì chức năng tiết niệu tốt và giúp làm sạch vi khuẩn khỏi hệ thống.
- Vệ Sinh Tốt: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.
- Đi tiểu ngay khi cần: Không nhịn tiểu và đi tiểu ngay khi có cảm giác cần thiết.
- Sử dụng phương pháp bảo vệ: Đối với phụ nữ, sử dụng các biện pháp bảo vệ trong quan hệ tình dục có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Khoa ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nam Thăng Long với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiệt tình, tận tâm luôn hướng tới sự hài lòng của quý khách hàng với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.
Để đặt lịch khám Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 088 6568115. Khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.
BS HỒNG NAM - KHOA NTH
Tin tức khác cùng chuyên mục
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’
Đang online: 75
Truy cập hôm nay: 135
Tổng số truy cập: 4338