Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Cấp cứu bệnh nhân hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường

2021-06-30

           Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường là một biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng, có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân. Vì vậy, cần cấp cứu ngay khi người bệnh gặp biến chứng này và quy trình cấp cứu cần thực hiện đúng theo phác đồ chuẩn.

            1. Triệu chứng lâm sàng

            Là hậu quả của tăng đường huyết, tăng áp lực thẩm thấu máu. Mệt mỏi nhức đầu kém ăn, nôn mửa, đái nhiều sau đó hôn mê, co giật, tăng trương lực cơ, co giật nhãn cầu, liệt nửa người, tăng thân nhiệt, dấu hiệu mất nước véo da (+), niêm mạc miệng khô.

            Các biến chứng, các nhiễm khuẩn: nhất là viêm phổi, thậm chí là nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm.

            2. Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Tăng đường máu rất cao > 33,3mmol/lít, tăng Ure, Creatinin máu, tăng áp lực thẩm thấu máu > 320 Osm/kg,.
  • ALTT máu  ước tính = 2 x (Na + K) + Ure máu (mmol/l) + GM (mmol/lít)
  • pH động mạch > 7.3, HCOᴈ־>15 mmol/l
  • Hai dấu hiệu âm tính Ceton niệu và Ceton máu

            3. Điều trị

  • Bù dịch: truyền dung dịch muối đẳng trương, tùy tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và lượng nước tiểu để lựa chọn dịch tiếp theo.
  • Insulin: sử dụng Insulin đường tĩnh mạch qua bơm tiêm điện với liều 0,1-0,15UI/kg, sau đó chuyển sang phác đồ Insulin dưới da để kiểm soát đường huyết duy trì Glucose máu 8,3-13,8mmol/lít.
  • Bù K máu theo xét nghiệm điện giải đồ.
  • Kháng sinh chống nhiễm khuẩn, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, kiểm tra Glucose mao mạch 1h/lần đề điều chỉnh liều Insulin. Điện giải đồ, CN thận, ALTT máu nên theo dõi 4h/lần cho đến khi bệnh nhân ổn định.

            Thời gian vừa qua bệnh viện Nam Thăng Long có tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ 69 tuổi, đã điều trị đái tháo đường/Tăng huyết áp 10 năm bằng Insulin, hạ áp, lợi tiểu lasic tại nhà theo đơn. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê Glasgow 8 điểm, co giật, sốt 38.9 độ C, tim nhịp đều TS: 101ck/p,  HA:140/80 mmHg, phổi nghe có ral ẩm, bụng mềm.

            Xét nghiêm: Glucose mao mạch > 33.3 mmol/l, HbA1c: 14.5%, Ure: 9.0mmol/l, Creatinin: 175µmol/l, ĐGĐ: Na 128 mmol/l, K 4.47 mmol/l, Cl 92 mmpl/l. điện tim nhịp xoang TS 101ck/p. TPT nước tiểu: tỷ trọng 1020, pH 6.0, Glucose: 2+, Cetonic (âm tính); Chụp CT Scaner sọ não: hình ảnh teo não.

            Bệnh nhân được chẩn đoán: Hôn mê/ đái tháo đường tuyp2 tăng đường huyết trầm trọng, rối loạn điện giải giảm Natri máu do dùng Lasic kéo dài kèm theo viêm phổi, teo não.

            Hôn mê áp lực thẩm thấu là biến chứng cấp tính gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp2 với các biểu hiện tăng đường huyết trầm trọng, tăng áp lực thẩm thấu mất nước không có tình trạng toan Ceton đặc hiệu. Tăng áp lực thẩm thấu xảy ra do các yếu tố thuận lợi: Nhiễm khuẩn nặng, Stress, tai biến mạch máu não, dùng các thuốc GlucoCorticoid, lợi tiểu quá nhiều, thuốc ức chế miễn dịch, bỏ tiêm hoặc tiêm không đầy đủ Insulin.

            Bệnh nhân đã được các bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu điều trị ngay bù dịch và điện giải dung dịch NatriClorid 0,9% bù Natri và Kali theo điện giải đồ. Sử dụng Insulin: Apidra duy trì Glucose mao mạch 8-14mmol/lít. Sau 12 giờ các triệu chứng được cải thiện, xét nghiệm điện giải đồ: Na 140, K 3.04, Cl 113mmol/lít. Sau 48 giờ bệnh nhân tỉnh, bắt đầu ăn được, xét nghiệm đường máu, điện giải đồ ổn định. Bệnh nhân tiếp tục điều trị đái tháo đường, viêm phổi, tăng huyết áp, teo não.

            4. Phòng ngừa hôn mê do đái tháo đường

            Để phòng ngừa tình trạng hôn mê do đái tháo đường, bạn nên chú ý những điều sau: Nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để phát hiện tình trạng đái tháo đường sớm, đồng thời thực hiện điều trị kịp thời. Bệnh nhân phải được theo dõi thường xuyên, không được tự ý bỏ thuốc,. Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sớm nhất có thể. Không nên chần chừ để hạn chế biến chứng do ủ bệnh lâu. 

            Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nam Thăng Long có đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân được đưa đến cấp cứu. Cùng với trang thiết bị hiện đại, chúng tôi đã thực hiện cấp cứu thành công nhiều ca bệnh phức tạp. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nam Thăng Long. 

ThS. Bs Huỳnh Hạnh Nguyên

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 4
Truy cập hôm nay: 22
Tổng số truy cập: 169082
Tắt [X]