Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng Trẻ sơ sinh non tháng

2018-11-26

         Định nghĩa

Theo Tổ chức Y tế thế giới trẻ sơ sinh non tháng được định nghĩa như sau:

- Theo tuổi thai: là những trẻ sinh ra trước khi được 37 tuần tuổi.

- Theo cân nặng: là những trẻ sinh ra có cân nặng lúc sinh nhỏ hơn 2500gr.

         Đặc điểm cơ thể:

- Da mỏng, đỏ, có nhiều lông tơ

- Khác với trẻ sơ sinh đủ tháng suy dinh dưỡng bào thai: gầy gò, da nhăn, lớp mỡ dưới da ít

- Sụn vành tai chưa phát triển: càng non sụn vành tai mềm và méo mó

- Mầm vú<5mm

- Nếp rãnh lòng bàn chân: vạch mong manh chỉ có nếp ngang phí trước

- Bộ phận sinh dục ngoài chưa hoàn chỉnh:

+ bé gái: môi lớn chưa che phủ môi nhỏ và âm vật

+ bé trai: tinh hoàn chưa di chuyển xuống túi bìu, da bìu ít nếp nhăn, còn đỏ.

          Đặc điểm sinh lý:

- Chức năng hô hấp: trẻ sơ sinh non tháng chức năng hô hấp yếu, trẻ dễ bị suy hô hấp vì lồng ngực dễ biến dạng, phổi chưa dãn nở tốt, cơ hoành yếu, các phế nang chưa trưởng thành. Trong phổi trẻ sơ sinh thiếu tháng thiếu chất tráng bề mặt do phổi tiết ra để ngăn không cho phổi xẹp và ngăn ngừa rối loạn về hô hấp. Trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh gây khó khăn cho việc trao đổi khí gây suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.

- Chức năng điều hòa thân nhiệt: ngay cả thời tiết nòng bức trẻ sơ sinh thiếu tháng rất dễ bị hạ thân nhiệt do trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh, lớp mỡ dưới da quá mỏng, khả năng sinh nhiệt kém. Nhiệt độ môi trường rất dễ khiến trẻ bị lạnh và phù cứng. Nếu để thân nhiệt trẻ xuống dưới 350C có thể dẫn tới hành loạt các biến chứng như: suy hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết não.

- Chức năng tuần hoàn:  các mao mạch mỏng manh dễ vỡ, các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm, lượng vitamin K và prothrombin thấp nên trẻ non tháng dễ bị xuất huyết.

- Chức năng hệ thần kinh: trẻ sơ sinh thiếu tháng não chưa hoàn chỉnh dễ bị tổn thương bởi các tác động tiêu cực của các hệ khác và trong trường hợp thiếu dưỡng khí.

- Chức năng tiêu hóa: enzyme để chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp bị thiếu hụt và kém hoạt động nên trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và kéo dài. Thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu và hấp thu kém nên trẻ dễ nôn trớ và rối loạn tiêu hóa. Do lượng dự trữ glycogen trong gan giảm nên trẻ dễ bị hạ đường huyết, trẻ dễ vàng da nặng và kéo dài.

          Những đứa trẻ sơ sinh thiếu tháng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, sẽ gặp khó khăn về chăm sóc và nuôi dưỡng do cơ thể nhỏ, thiếu năng lượng, dạ dày nhỏ và không đủ sức để bú, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị nhiễm trùng. Trẻ sơ sinh thiếu tháng thường trải qua những tuần đầu đời ở phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt. Bé chỉ được xuất viện khi đã đủ cứng cáp, tự thở và bú được. Tuy nhiên  chế độ chăm sóc và chế dộ nuôi dưỡng ở nhà cũng cần đòi hỏi những kỹ năng và kiến thức đặc biệt các phụ huynh phải lưu ý.

          Chế độ chăm sóc

          Nguyên tắc quan trọng đầu tiên là bạn cần giữ ấm cho trẻ Nhiệt độ phòng cần phải duy trì 280C – 320C. Nhiệt độ cơ thể bé giảm sẽ dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, rối loạn hô hấp, thiếu oxy lên não và nguy cơ xuất huyết não cao hơn.

          Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe để kịp thời phát hiện các triệu chứng có thể dẫn đến rối loạn nguy hiểm cho trẻ. Bạn cần lưu ý các dấu hiệu như sau:

- Rối loạn hô hấp, thở nhanh

- Nôn ói, sặc

- Màu da, môi trẻ, các ngón chi

- Rối loạn tiêu hóa, phân, nước tiểu

          Vệ sinh hàng ngày cho trẻ, lau mặt trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, chú ý vùng da dưới cằm nơi dễ bị đọng sữa.

          Khi có người đến thăm trẻ cần lưu ý: trẻ sinh non dễ nhạy cảm với các kích thích do vậy hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc sờ vào trẻ, đặc biệt những người bị cảm cúm, ho hay các bệnh lây nhiễm khác không nên vào thăm trẻ, không hút thuốc trong phòng trẻ… để bảo vệ trẻ tốt nhất nên thăm trẻ khi trẻ lớn và cứng cáp hơn.

          Trẻ sơ sinh non tháng thường được tiêm phòng ở cùng thời điểm sau sinh như trẻ đủ tháng trừ một số trường hợp quá non tháng cân nặng dưới 2000gr hoặc có bệnh lý đang điều trị sẽ được tiêm phòng sau khi trẻ đến tái khám và được bác sỹ chuẩn đoán đủ điều kiện tiêm chủng.

          Chế độ dinh dưỡng

          Cần cho bé ăn sớm những giờ đầu sau sinh và sữa mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu. Chế độ dinh dưỡng tùy theo tình trạng từng trẻ, tùy theo cân nặng và tuổi thai mà có cách xử lý thích hợp. Nếu trẻ sinh non tháng trên 34 tuần, cân nặng > 2.300g đã có phản xạ bú sẽ cho bé tập bú mẹ càng sớm càng tốt. Nếu trẻ sinh non tháng dưới 32 tuần chưa có khả năng mút bú phải nặn sữa mẹ cho bú bằng ống thông dạ dày, ống thông tá tràng và có thể vắt sữa mẹ từng giọt vào miệng trẻ. Theo dõi lượng sữa không bú hết mỗi bữa ăn và tăng từ từ lượng sữa cho trẻ.

Lưu ý: Mọi dụng cụ cần dùng cho trẻ phải được tiệt trùng tuyệt đối.

          Tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh non thiếu tháng nói riêng là vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng và bận tâm nhiều nhất. Đặc biệt những người lần đầu làm cha mẹ thì nỗi lo lắng bận tâm ấy càng tăng lên gấp bội. Chính vì vậy những thông tin và kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sinh non thiếu tháng trên đây hi vọng sẽ giúp các bố mẹ an tâm hơn khi “con yêu mong muốn gặp cha mẹ sớm”.

          Nếu có thắc mắc cần tư vấn và giải đáp cha mẹ vui lòng liên hệ trung tâm Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng_Khoa Nhi Bệnh viện Nam Thăng Long để được hỗ trợ.

Thu Hà_Bv NTL

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 1
Truy cập hôm nay: 116
Tổng số truy cập: 172070
Tắt [X]