[rev_slider home1slider]
Hoạt động chuyên môn
TRẬT KHỚP VAI - CHẤN THƯƠNG KHÔNG THỂ CHỦ QUAN
TRẬT KHỚP VAI - CHẤN THƯƠNG KHÔNG THỂ CHỦ QUAN
Trật khớp vai là một chấn thương xảy ra phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Trật khớp vai là sự di lệch hoàn toàn hay không hoàn toàn mặt khớp giữa chỏm xương cánh tay và ổ chảo của xương bả vai. Chấn thương này rất dễ xảy ra khi nó chiếm tỷ lệ khoảng từ 50%-60% trong tổng số các loại trật khớp. Trong trường hợp chấn thương ở tình trạng nhẹ không tác động đến dây thần kinh lớn hoặc không kèm gãy xương thì sẽ có thể cải thiện trong một vài tuần. Song vẫn tồn tại nguy cơ cao khi người bệnh chủ quan không đi khám hoặc không tuân thủ điều trị dẫn đến tỉnh trạng trật khớp vai tái diễn nhiều lần.
1. Nguyên nhân trật khớp vai thường phổ biến như sau:
- Trực tiếp: chấn thương trực tiếp vào vai từ phía sau như tai nạn xe gắn máy, ô tô cán đè sau vai hoặc bị đánh mạnh từ sau vai làm chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo
- Gián tiếp: do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu xuống nền cứng trong tư thế tay dạng, đưa ra sau và xoay ngoài gây trật khớp ra trước hoặc ngược lại ngã chống bàn tay xuống đất trong tư thế tay khép, đưa ra trước gây thể trật khớp vai thể ra sau.
2. Khi bị trật khớp vai các triệu chứng biểu hiện như:
- Vị trí khớp vai xuất hiện cảm giác đau dữ dội
- Khu vực ở vai cũng như cánh tay có tình trạng bị sưng hay bị bầm tím.
- Không thể cử động được khớp vai hay cánh tay
- Thấy hõm khớp rỗng khi sờ vào vai bởi chỏm xương cánh tay đã bật ra ngoài
- Có thể xuất hiện cảm giác tê, ngứa ran tại gần vùng bị chấn thương.
- Cơ bắp tại vị trí vai có thể bị co thắt gây nên cảm giác đau dữ dội hơn.
3. Khi tình trạng trật khớp vai không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường như:
- Bị rách dây chằng, cơ và cả gân ở vùng khớp vai.
- Dây thần kinh hoặc mạch máu bên trong hoặc xung quanh khớp vai bị tổn thương.
- Có thể làm tắc động mạch nách.
- Khớp vai trở nên không ổn định khiến chấn thương dễ bị tái phát.
- Kìm hãm những vận động ở vai khiến cơ thể gặp khó khăn khi thực hiện ném, nắm, giữ thăng bằng,...
- Bị gãy xương kèm theo.
4. Pháp pháp điều trị trật khớp vai gồm
- Nắn chỉnh: Đây là phương pháp cho những người mới bị trật khớp vai và tình trạng trật khớp còn nhẹ. Bác sĩ sẽ dung một số kỹ thuật kéo nắn giúp khớp vai về vị trí theo giải phẫu. Với một số trường hợp có thể cần hỗ trợ của gây mê để kéo nắn dễ dàng hơn.
- Phẫu thuật: một số trường hợp có chỉ định phẫu thuật như: trật khớp vai có biến chứng mạch máu thần kinh, trật khớp vai kèm gãy xương cánh tay, ổ chảo. Nắn trật thất bại, hoặc bị trật khớp tái diễn nhiều lần.
BS ANH TUẤN-KHOA CTCH
Tin tức khác cùng chuyên mục
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’
Đang online: 5
Truy cập hôm nay: 58
Tổng số truy cập: 2070