Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Những điều cần biết về chảy máu đường tiêu hóa

2023-02-14

          Ở Việt Nam, số người bệnh mắc bệnh về tiêu hóa thuộc nhóm hàng đầu trong các bệnh nội khoa. Để đảm bảo cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày, mọi người cần lưu ý những kiến thức dưới đây:

          1. Định nghĩa và biểu hiện

          - Chảy máu đường tiêu hóa (xuất huyết đường tiêu hóa) là tình trạng chảy máu ra khỏi lòng mạch vào đường tiêu hóa và thải ra ngoài bằng cách nôn ra máu hay tiêu ra máu. Chảy máu đường tiêu hóa là 1 cấp cứu nội hay ngoại khoa thường gặp và là biến chứng của nhiều bệnh.

          - Các triệu chứng bao gồm nôn ra máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, phân có máu đỏ hoặc đen. Chảy máu lượng nhỏ trong một thời gian dài có thể gây ra mạn tính gây cảm giác mệt mỏi, đau thắt ngực. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau bụng dưới, thở dốc, da nhợt nhạt hoặc ngất xỉu. Những người bị chảy máu với lượng nhỏ có thể không có triệu chứng nào. Tuy nhiên cần phân biệt biểu hiện của chảy máu tiêu hóa với các triệu chứng bệnh khác như sau:

+ Nôn ra máu: Chảy máu cam (máu chảy tự nhiên từ mũi màu đỏ tươi), ăn tiết canh ngay trước khi nôn ra máu, ho ra máu (máu đỏ tươi, bọt, không có thức ăn, pH kiềm).

+ Tiêu phân đen: thuốc (bismuth, sắt, than hoạt), táo bón.

+ Tiêu máu đỏ: Do uống thuốc như rifamfi-cine có kết hợp tiêu máu đỏ.

Hình ảnh xuất huyết tiêu hóa trên

          - Chảy máu đường tiêu hóa được chia làm hai loại chính: chảy máu đường tiêu hóa trên và chảy máu đường tiêu hóa dưới.

+ Nguyên nhân của chảy máu đường tiêu hóa trên bao gồm: Viêm loét dạ dày tá tràng, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan và ung thư gan và một số bệnh lý ít gặp khác. Người ta ước tính có khoảng 50 – 60% trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên là do viêm loét dạ dày tá tràng. Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 150.000 trường hợp nhập viện do xuất huyết tiêu hóa trên. Việc sử dụng NSAIDs có liên quan chặt chẽ với xuất huyết tiêu hóa do loét, điều này này có thể do những thuốc này vừa gây loét vừa gây ức chế chức năng tiểu cầu. Mặc dù việc sử dụng corticoid không làm gia tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, tuy nhiên việc kết hợp corticoid và NSAIDs lại làm tăng nguy cơ của biến chứng này lên 10%. Khoảng 20% bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng có tiêu phân đen, 30% bệnh nhân nôn ói máu và 50% bệnh nhân vừa tiêu phân vừa nôn ra máu, khoảng 5% bệnh nhân xuất huyết nhiều và nhanh đến nỗi gây tiêu phân máu.

Xuất huyết tiêu hóa dưới

+ Chảy máu đường tiêu hóa dưới chiếm khoảng 20% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa, nguyên nhân bao gồm: Trĩ, polip đại tràng, viêm túi thừa đại tràng, viêm ruột, ung thư và một số bệnh khác. Thường gặp ở nam giới và tăng theo độ tuổi.

          2. Điều trị

          Chẩn đoán thường bắt đầu bằng kiểm tra tiền sử y học, khám sức khỏe cùng với xét nghiệm máu. Chảy máu lượng nhỏ có thể chẩn đoán bằng cách xét nghiệm phân. Nội soi ống tiêu hóa có thể tìm ra vùng bị chảy máu. Hình ảnh y khoa có thể dùng để hỗ trợ chẩn đoán.

          Điều trị xuất huyết tiêu hóa có 8 nguyên tắc sau:

  • Hồi sức chống sốc
  • Đánh giá sự khởi phát và mức độ nặng
  • Xác định vị trí xuất huyết
  • Chuẩn bị nội soi cấp cứu
  • Xác định nguyên nhân xuất huyết
  • Kiểm soát xuất huyết qua nội soi
  • Hạn chế các biến chứng do điều trị
  • Điều trị xuất huyết tái phát và dự phòng tái xuất huyết
Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 4
Truy cập hôm nay: 100
Tổng số truy cập: 169160
Tắt [X]