Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

HƯỞNG ỨNG NGÀY THỊ GIÁC THẾ GIỚI 10/10/2024 VỚI CHỦ ĐỀ: “ƯU TIÊN CHĂM SÓC MẮT TRẺ EM”

2024-10-09

HƯỞNG ỨNG NGÀY THỊ GIÁC THẾ GIỚI 10/10/2024 VỚI CHỦ ĐỀ: “ƯU TIÊN CHĂM SÓC MẮT TRẺ EM”

          Ngày Thị giác thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1998 với mục đích nâng cao nhận thức của toàn cầu về tình trạng mù lòa, suy giảm thị lực và việc phục hồi các chức năng thị giác. Đây là sáng kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Quốc tế về phòng chống mù lòa (IAPB) nhằm nhắc nhở mọi người tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt và chữa trị cho các bệnh nhân bị khiếm thị.

          Ngày Thị giác Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày thứ Năm tuần thứ hai của tháng 10. Năm nay, là ngày 10/10/2024 với chủ đề: “Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe mắt trẻ em, giúp trẻ cơ hội yêu thương đôi mắt của mình.

          Lứa tuổi học sinh rất dễ bị một số tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị, loạn thị… Tật khúc xạ gây khó khăn cho việc học tập và sinh hoạt. Do không nhìn thấy rõ nên các em khó hiểu bài, kết quả học tập giảm sút. Nếu để lâu không chữa trị có thể gây bệnh “mắt lười” gây suy giảm thị lực, khó điều trị.

           Những dấu hiệu của tật khúc xạ gồm: Nhìn mờ, nhìn không rõ, có bóng đôi; Hay nhầm lẫn khi đọc chữ trên bảng, sách báo; Xem tivi thường nheo mắt, nhìn nghiêng một bệnh hoặc phải đến gần mới thấy rõ; Mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, dễ mất tập trung khi học tập hay đọc sách, báo.

           Nguyên nhân gây tật khúc xạ: Thói quen đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử không hợp lý; Nhìn ở khoảng cách gần trong thời gian dài; Học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng kém, ánh sáng xanh; Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu Vitamin A; Yếu tố di truyền.

           Các biện pháp phòng ngừa tật khúc xạ học đường:

- Ngồi đúng tư thế (lưng thẳng, mắt cách bàn học 30cm) và ở nơi có đủ ánh sáng khi học, đọc sách, sử dụng vi tính

- Xem tivi, chơi điện tử không quá 45 phút mỗi lần

- Nghỉ 10 -15 phút sau mỗi giờ học

- Tăng cường vận động ngoài trời, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.

- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bí đỏ, thịt, cá, trứng… tăng cường sức khỏe mắt.

          Ở lứa tuổi học sinh, các em nên đi khám mắt định kỳ khoảng 6 tháng hoặc 1 năm một lần để phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ kịp thời, tạo thuận lợi cho việc học. Nên đi khám tại các cơ sở y tế có uy tín. Nếu mắc tật khúc xạ thì nên đeo kính thường xuyên để giúp nhìn rõ hơn, nếu để lâu dễ dẫn đến nhược thị (mắt bị yếu) và suy giảm thị lực (nhìn ở đâu cũng không rõ).

          Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Nam Thăng Long với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Chuyên khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt. Hãy chủ động kiểm tra và tầm soát các bệnh về mắt, góp phần bảo vệ đôi mắt cũng như sức khỏe của bản thân. Khoa Liên Chuyên Khoa luôn tạo điều kiện tốt nhất, cung cấp các dịch vụ an toàn nhất cho người bệnh lựa chọn khám chữa bệnh tại Khoa.

         Để được nhân viên tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 088 6568115

Phòng CTXH

Tìm kiếm
--------->
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 8
Truy cập hôm nay: 92
Tổng số truy cập: 205047
Tắt [X]