Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Điều trị gãy xương gót

2021-07-13

          Gãy xương gót là chấn thương gãy toàn phần hoặc 1 phần ở phần xương gót. Đây là phần xương chủ lực của bàn chân là một thương tổn nặng nhưng ít gặp, chỉ chiếm 1 đến 2% các loại gãy xương. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến những di chứng, ảnh hưởng xấu tới vận động khớp cổ chân sau này nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách.

          Nguyên nhân chủ yếu khiến xương bị gãy là do lực mạnh tác động đột ngột vào phần gót khiến xương không chịu nổi áp lực và bị nứt, vỡ hoặc gãy. Các kiểu gãy xương gót bao gồm gãy ngang, gãy không di lệch, gãy có di lệch, gãy xoắn,.... Tình trạng này thường gặp ở tuổi trung niên, đặc biệt là những người lao động chân tay.

          Phân loại theo Sander dựa trên phim CT-scanner (Hình):

  • Loại I: gãy di lệch < 2mm
  • Loại II. gãy thành 2 mảnh, di lệch 2mm (gồm IIA, IIB, IIC)
  • Loại III: gãy thành 3 mảnh, di lệch 2mm (gồm IIIA, IIIB, IIIC)
  • Loại IV: gãy thành 4 mảnh hoặc hơn, di lệch 2mm

          Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được mức độ nặng nhẹ của chấn thương và đưa ra phương án chữa trị phù hợp.

          Điều trị bảo tồn:

          Bó bột, nẹp bột: Điều trị bảo tồn là phương pháp điều trị được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này cũng được sử dụng khi chưa có chụp cắt lớp vi tính để đánh giá chính xác độ vỡ, hoặc thiếu các phương tiện kết hợp. Bó bột, nẹp bột  cẳng bàn chân giúp cố định phần xương bị gãy. Kết hợp với uống thuốc kháng viêm giảm sung nề, giảm đau và hạn chế biến chứng xảy ra.

          Điều trị phẫu thuật:

          Trong những năm gần đây cùng với sự có mặt của các phương tiện nẹp vít kết hợp xương gót và chụp cắt lớp vi tính, với các loại gãy phân độ 3 trở lên đã được phẫu thuật kết hợp xương và cho kết quả tốt, bệnh nhân được tập phục hồi chức năng sớm, cải thiện chức năng tốt hơn so với điều trị bảo tồn. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được mức độ nặng nhẹ của chấn thương và đưa ra phương án chữa trị phù hợp. Vì vùng gót chân có ít mạch máu tới nuôi so với các phần xương khác. Hơn nữa, bộ phận này phải chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên thời gian lành lâu hơn. Để hình thành can xương mất 4 - 6 tuần, còn đi lại sinh hoạt được phải mất từ 3 - 6 tháng. Nếu bệnh nhân tập vật lý trị liệu và bổ sung dưỡng chất đầy đủ thì sẽ nhanh lành hơn, không để lại di chứng.

          ThS. Bs Vũ Giang An – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết: “Hàng năm tiếp đón nhiều lượt bệnh nhân bị chấn thương vỡ xương gót, đa số bệnh nhân được điều trị bảo tồn với các mức độ vỡ 1 và 2, các bệnh nhân vỡ xương gót độ 3 và 4 được điều trị phẫu thuật, qua một số bệnh nhân phẫu thuật trong thời gian từ năm 2019 chúng tôi nhận định đây là phương pháp điều trị cho kết quả phục hồi nhanh hơn bởi lý do bệnh nhân không phải cố định khớp 6 tuần như bó bột, sau mổ bệnh nhân được tập vận động khớp sớm, bệnh nhân không bị teo cơ do cố định lâu ngày, tập vận động sớm cũng giúp xương mau liền hơn”.

Ảnh chụp CT-scaner của bệnh nhân vỡ xương gót

Ảnh chụp X quang sau mổ

Ảnh chụp vết mổ ngày thứ 5

ThS. Bs Vũ Giang An

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 4
Truy cập hôm nay: 85
Tổng số truy cập: 168986
Tắt [X]