Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì

2022-07-08

          Đau lưng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào và sẽ khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt và công việc, âm thầm làm giảm chất lượng cuộc sống. Đa số đau lưng thường xảy ra do ngồi sai tư thế và thường tự khỏi. Một số thuốc giảm đau phổ biến có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn nhưng nếu đau kéo dài mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn thì cần cảnh giác. Đau lưng đôi khi cũng là có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở lưng, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt, để có biện pháp can thiệp can thiệp kịp thời.

          Nguyên nhân bệnh lý gây đau lưng?

  • Thường xuyên bị đau lưng liên tục, các cơn đau cũng tăng dần lên mỗi khi người bệnh cúi người hoặc bê nhấc đồ kèm theo dấu hiệu chóng mặt thì có thể là do chứng thoái hóa đốt sống cổ lưng, hội chứng thiếu máu não.
  • Đau ở chỗ thắt lưng kèm theo nhức chân, đùi bị tê thì có thể bị bệnh lý về cột sống. Gai cột sống đây là biểu hiện đặc trưng của chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Khi vùng cột sống mọc ra gai xương cọ sát với những vùng xung quanh sẽ gây ra cảm giác đau vùng lưng, khó chịu mỗi khi người bệnh di chuyển. Những cơn đau có thể lây ra những vùng khác xung quanh theo dọc phần cột sống lưng.
  • Đau dây thần kinh tọa: do dây thần kinh tọa chạy dọc từ tủy sống xuống dưới phần hông ra phía sau của bàn chân. Triệu chứng phổ biến của bệnh này là những cơn đau vùng lưng là dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Hẹp ống sống thắt lưng: Khi các dây chằng của cột sống bị thoái hóa sẽ khiến chúng dày lên và khiến cho lòng ống sống bị hẹp lại và gây ra các cơn đau ở vùng thắt lưng và lan xuống phía dưới.
  • Đau âm ỉ kéo dài ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa 2 mông và vùng chậu hông, có thể đi kèm teo cơ mông thì có thể bị viêm khớp cùng chậu. Trong một số trường hợp, người bệnh viêm khớp cùng chậu có dấu hiệu viêm vùng chậu. Viêm khớp cùng chậu thường xảy ra sau khi mắc các bệnh ở đại tràng như viêm đại trực tràng chảy máu, mang thai hoặc trong viêm đường tiết niệu sinh dục.
  • Đau lưng do bệnh lao thường kèm theo tức ngực, ho kéo dài, sút cân.
  • Đau lưng do bệnh thận chủ yếu là đau ở hai bên thắt lưng, ngoài ra còn có những triệu chứng như: đi tiểu ít, ăn uống k ngon miệng, phù nề…
  • Nếu đau lưng nhiều ở đoạn cuối lưng, thường xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng hay vận động mạnh thì có thể do thoát vị đĩa đệm.
  • Trong đau lưng do bệnh phụ khoa thì phần lớn là đau nhức phần xương cụt kèm các triệu chứng như đau bụng, kinh nguyệt không đều, nhiều khí hư. Ngoài ra những bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, bàng quang, niệu quản, người bệnh cũng cảm thấy đau lưng.

          Nguyên nhân cơ học gây đau lưng?

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý gây ra, bạn đọc cũng nên biết một vài nguyên nhân cơ học khác cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng:

  • Do chấn thương: Những chấn thương trong quá trình tập luyện, chơi thể thao hoặc tai nạn làm ảnh hưởng tới vùng cột sống lưng. Khi cột sống lưng bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng sưng viêm, gãy xương hoặc chèn ép dây thần kinh gây ra những cơn đau khó chịu ở lưng và khiến cho người bệnh khó có thể vận động được.
  • Hoạt động sai tư thế dẫn tới đau lưng: Việc bạn thường xuyên ngồi gù lưng về phía trước, xoay người nhanh sẽ gây ra áp lực lớn lên cột sống và gây ra những cơn đau lưng khó chịu.
  • Nâng vật nặng quá sức và không đúng cách: Việc bạn cúi gập người xuống thay vì ngồi xuống để bê đồ nặng hoặc nhặt đồ sẽ khiến cho vùng cột sống lưng chịu nhiều tổn thương. Khi tình trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra những cơn đau lưng cấp tính hoặc mãn tính nếu không có phương pháp điều trị.
  • Đeo đồ trên lưng quá nặng: Tình trạng đau lưng có thể xảy ra khi bạn đeo một chiếc ba lô quá nặng hoặc vác một vật nặng trên lưng. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới vùng cột sống nên rất dễ khiến cho vùng lưng bị đau và sưng lên.

          Các cách giảm đau lưng thông thường

Có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn giảm nhanh những cơn đau lưng hiệu quả. Dưới đây là một số cách giúp giảm đau lưng mà bệnh nhân nên tham khảo:

  • Chườm lạnh: Phương pháp này khá dễ thực hiện, bạn chỉ cần lấy một vài cục đá lạnh rồi bọc vào khăn mỏng sau đó chườm lên vùng lưng đang bị đau. Nên chườm khoảng 15-20 phút sẽ thấy những cơn đau có xu hướng thuyên giảm.
  • Chườm nóng: Sử dụng nhiệt lượng sẽ giúp cho các vùng cơ ở lưng được thư giãn đồng thời giúp tăng lưu lượng máu đến vùng cột sống bị tổn thương tốt hơn. Cách này bạn chỉ cần sử dụng một miếng dán nhiệt hoặc có thể sử dụng một chai nước ấm bọc vào khăn và chườm vào vị trí đang bị đau lưng. Kiên trì áp dụng khoảng 2-3 ngày, các cơn đau lưng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho hệ thống xương khớp của bạn được chắc khỏe và giảm nguy cơ mắc phải các chứng bệnh xương khớp hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi và omega 3, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng với những loại thực phẩm giàu chất đạm vì những loại thực phẩm sẽ làm cản trở sự hấp thụ canxi của xương khớp. Một số loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, nước ngọt cũng không nên sử dụng khi bị đau lưng.
  • Kiểm soát cân nặng: Khi cơ thể bạn bị thừa cân, béo phì cũng tăng áp lực lên cột sống và hệ thống xương khớp. Chính vì vậy, việc duy trì chế độ luyện tập phù hợp,  thực hiện các phương pháp ăn kiêng, giảm lượng mỡ thừa là điều cần thiết.
  • Cẩn trọng khi nâng vác vật nặng: Bạn hãy ngồi ở tư thế ngồi xổm, giữ thẳng lưng và ngẩng đầu lên. Khi đứng dậy, bạn nên dùng chân trụ để nâng vật, lưng vẫn luôn giữ thẳng.
  • Chọn nệm ngủ phù hợp: Nệm ngủ phải đảm bảo nâng đỡ tốt cột sống, đặc biệt là ở vùng vai và mông trong khi ngủ, cột sống phải được giữ thẳng. Nệm phải có độ mềm vừa phải, không quá cứng hoặc quá mềm.
  • Người làm văn phòng cần giữ tư thế ngồi đúng (giữ thẳng lưng, bàn làm việc phù hợp với chiều cao để tránh tình trạng gập lưng hoặc cúi quá mức cột sống cổ khi làm việc, vị trí ngồi nên có chỗ tựa lưng). Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế, sau 1 giờ ngồi nên đứng lên di chuyển hoặc vận động nhẹ nhàng tại chỗ.
  • Thường xuyên tập luyện: Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để vận động cơ thể, ưu tiên thực hiện những bài tập cơ bụng và cơ lưng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới các bài tập sức mạnh cho cơ chân. Vì khi cơ chân khỏe sẽ giúp giảm bớt sức nặng lên lưng mỗi khi nâng vác vật nặng.

          Bệnh viện Nam Thăng Long với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm. Hệ thống thiết bị y tế hiện đại giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Để được tư vấn, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 088.6568.115.

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 6
Truy cập hôm nay: 107
Tổng số truy cập: 169008
Tắt [X]