Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO PHỔI

2024-03-22

DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO PHỔI

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó. Tùy theo vị trí bị bệnh mà người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi (chiếm 80 - 90%) và lao ngoài phổ (chiếm 20%).

Bệnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao đối với các trường hợp như: người mắc bệnh HIV/AIDS, người đang hóa trị, xạ trị ung thư, trẻ nhỏ hoặc người già… Tuy nhiên, nếu người mắc phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì người bệnh có thể khỏi. Triệu chứng bệnh lao phổi không phải khó nhận biết, tuy nhiên rất nhiều người bệnh không chú ý phát hiện và điều trị sớm, đến khi bệnh diễn biến nặng mới đi khám. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để người bệnh có thể nhận biết để điều trị kịp thời và chủ động phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Ho, ho ra máu: Người bệnh ho trên 3 tuần dùng thuốc kháng sinh nhưng không giảm ho thì có thể là do lao phổi. Ho ra máu cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhưng có thể gặp ở 60% những người lao phổi thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp nên những người có triệu chứng ho ra máu.

Khạc đờm: Khạc đờm là biều hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân không thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Gầy, sút cân: Là triệu chứng thường gặp ở bệnh lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không rõ nguyên nhân rõ ràng không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… có các triệu chứng ho, khạc đờm có thể đã mắc lao phổi.

Sốt, ra mồ hôi: Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhự hoặc gai gai lạnh về chiều. Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là mồ hôi trộm. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi.

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh lao phối:

1. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, tốt nhất bạn không nên tiếp xúc gần với bệnh nhân lao phổi. Nếu không thể tránh tiếp xúc, hãy đảm bảo đeo khẩu trang và găng tay để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Đối với người làm việc trong môi trường y tế nên sử dụng khẩu trang và dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với bệnh nhân để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

Bên cạnh đó, để hạn chế khả năng tiếp xúc với vi khuẩn lao, bạn nên hạn chế đến những nơi đông đúc, ngột ngạt và thiếu vệ sinh.

2. Che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi

Đeo khẩu trang hoặc che miệng và mũi bằng khăn giấy mỗi khi bạn ho, ngáp hoặc hắt hơi để giảm sự lan truyền của vi khuẩn. Bạn cũng không nên khạc nhổ bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng. Điều này giúp bảo vệ những người xung quanh bạn nếu lỡ như bạn đang mắc bệnh.

3. Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng

Để duy trì sức khỏe tốt, bạn cần kết hợp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch và sự phát triển của cơ thể.

Hãy ăn ít nhất 4 - 5 khẩu phần rau xanh và hoa quả mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu. Bạn nên ăn ít nhất 2 phần protein mỗi ngày để cung cấp acid amin cho việc xây dựng và tái tạo tế bào.

4. Cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin cho cơ thể

Ăn rau quả tươi có chứa nhiều vitamin C hoặc vitamin E sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đây cũng là các chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do gây hại (gốc tự do tăng lên khi cơ thể căng thẳng hoặc nhiễm bệnh).

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo lại tế bào. Điều này giúp các tế bào bị tổn thương nhanh lành hơn.

5. Tập thể dục thường xuyên

Vận động rèn luyện sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng quát và hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng như làm việc nhà, leo cầu thang hoặc đi bộ, điều này cũng giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn máu và bạch huyết.

6. Ngồi thiền

Thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền định, yoga hoặc các phương pháp giảm căng thẳng khác để duy trì tâm lý thoải mái. Tinh thần thư thái không căng thẳng sẽ giúp ăn ngon, ngủ sâu, nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh từ sâu bên trong.

7. Duy trì tâm lý thoải mái

Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây thêm bệnh suy nhược thần kinh. Từ đó, hệ miễn dịch cũng suy yếu dần, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Vì vậy, bạn hãy luôn giữ cho mình một trạng thái tinh thần vui vẻ hoặc cân bằng.

8. Ngủ đủ giấc

Trong cuộc sống hiện đại, mất ngủ không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, việc có giấc ngủ đủ là rất quan trọng để tái tạo năng lượng, duy trì sức khỏe toàn diện và ngăn ngừa bệnh tật.

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn hãy tránh xa những thực phẩm chứa nhiều cafein (trà, cà phê,...). Thay vào đó, bạn có thể uống các loại trà thảo mộc từ hoa cúc, hoa lạc tiên, tâm sen,... để thư giãn tinh thần và có một giấc ngủ ngon hơn.

9. Tránh hút thuốc lá, thuốc lào

Hút thuốc lá và thuốc lào không chỉ gây tổn hại cho phổi mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn. Hệ miễn dịch yếu sẽ là cơ hội để vi khuẩn lao tấn công và xâm nhập. Phần phổi bị tổn thương sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn lao trú ngụ, sinh sôi và phát triển.

10. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Giữ gìn vệ sinh chỗ ở, nơi làm việc khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lao hình thành và phát triển.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay kháng khuẩn. Dùng cồn sát khuẩn để khử trùng vật dụng, nhà cửa và không gian sống để loại bỏ vi khuẩn lao. Đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh, không nên bỏ qua điều này.

11. Tiêm vắc-xin

Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao (Hiện nay đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình TCMR được triển khai ở tất cả các xã, phường, thị trấn).

Đối với những người đã nhiễm lao cần thực hiện các biện pháp tránh lây cho người xung quanh như: nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị; che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miệng khi cười, nói, ho, hắt hơi sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm quá trình trị liệu. 

Phòng CTXH

Tìm kiếm
--------->
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 73
Truy cập hôm nay: 84
Tổng số truy cập: 5916
Tắt [X]