Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Chế độ ăn cho người đái tháo đường type 2

2024-11-13

Chế độ ăn cho người đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đướng (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa)

Đối với bệnh lý đái tháo đường, chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất, chủ chốt nhất trong quá trình điều trị và kiểm soát bệnh. Vậy chế độ ăn cho người mắc đái tháo đường type 2 như thế nào?

1. Ý nghĩa của chế độ ăn đối với người mắc đái tháo đường type 2

- Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho đường huyết sau ăn không tăng cao.

- Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, mỡ máu.

- Tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ hạ đường.

- Giảm và duy trì cân nặng ở mức tốt nhất.

- Giúp bệnh nhân duy trì hoạt động thể lực hàng ngày.

2. Nguyên tắc về chế độ ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2

- Về mặt nguyên tắc, bệnh nhân đái tháo đường type 2 không có loại thức ăn nào là tuyệt đối không được ăn, mà chỉ hạn chế một số loại thức ăn nhất định.

- Người bệnh cần ăn đủ ba bữa mỗi ngày, trong trường hợp cần thiết có thể chia thành các bữa ăn nhỏ nhằm tránh hiện tượng tăng đường huyết sau ăn.

- Nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tuổi, giới, mức độ lao động và thể trạng.

* Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm

- Nên:

+ Thực phẩm có nhiều chất xơ (rau củ và trái cây), đạm có nguồn gốc thực vật

+ Trái cây nguyên quả

+ Các loại gia vị và nước và nước sốt ít béo, ít muối, và ít đường

+ Chế biến theo kiểu luộc, hấp hoặc nướng

+ Ăn vừa đủ

+ Ăn đúng bữa và không ăn sau 8 giờ tối

+ Đa dạng hóa thực phẩm trong ngày và trong từng bữa ăn

+ Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

- Không nên:

+ Chất béo, thực phẩm ngọt, và bia rượu

+ Nước ép trái cấy

+ Nước sốt có kem hay nước đường

+ Chế biến theo kiểu chiên hoặc xào

+ Ăn cố khi thấy thức ăn còn dư

+ Bỏ bữa hoặc ăn trễ

+ Lặp lại cùng một thực đơn từ ngày này sang ngày khác

+ Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

3. Nhu cầu các chất dinh dưỡng trong bệnh đái tháo đường

- Chất bột đường (glucid): Tỷ lệ chất bột đường theo khuyến nghị chiếm 55-60% tổng số năng lượng. Nên sử dụng loại chất bột đường phức hợp như gạo giã dối, gạo lứt/gạo lật, gạo lật nảy mầm, khoai củ để hạn chế gây tăng đường huyết nhanh sau khi ăn và lớp vỏ của các loại chất bột đường này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho sức khỏe; Nên hạn chế tối đa loại đường hấp thu nhanh như đường mía, mật mía, mật ong, các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, mứt, quả khô…

- Chất đạm (protid): Năng lượng do chất đạm cung cấp ở bệnh nhân ĐTĐ chiếm từ 15-20% tổng năng lượng. Lượng protein cung cấp trung bình 1-1,2g/kg. Chú ý sự cân đối giữa protein nguồn gốc động vật và thực vật; Các thực phẩm giàu protein nguồn gốc động vật nên lựa chọn như cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da. Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ. Thực phẩm giàu protein nguồn gốc thực vật nên chọn đậu nành và các loại đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen...; Hạn chế tối đa đồ hộp, patê, xúc xích... do có nhiều năng lượng, chất béo và nhiều muối; Cần giảm bớt chất đạm khi bệnh nhân có tình trạng suy thận, bệnh gout, hay acid uric máu tăng. Trong 1 phần protid 80 – 100 kcalo (chỉ nên ăn 2 – 3 phần thịt mỗi ngày): tương đương 1 khứa cá 50 – 80g, mực 100g, trứng 1 quả, thịt heo, gà, bò 50 – 60g, đậu phụ 100g, 1 con cua vừa 250g, tôm khoảng 150g.

- Chất béo (lipid): Trong khẩu phần ăn của người đái tháo đường cũng rất cần chất béo để cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi). Nên ăn các axit béo không no có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…). Hạn chế các loại chất béo no (mỡ, da, phủ tạng động vật), các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại) vì dễ gây xơ vữa động mạch.Tỉ lệ năng lượng do chất béo nên là 20% – 35% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18 – 20%), không nên vượt quá 35%.

- Chất xơ: Nên tăng cường chất xơ 30 – 40g/ngày (trung bình 100g rau có khoảng 3g chất xơ). Người bệnh ĐTĐ nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ. Chất xơ có nhiều trong gạo giã chưa kỹ; rau; củ đặc biệt cà rốt có hàm lượng beta – carotene cao, kiểm soát đường huyết rất tốt. Cà rốt còn có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu, giảm lượng đường huyết một cách hiệu quả hơn, quả (làm rau); khoai củ. Chất xơ có tác dụng chống táo bón, làm giảm tăng đường huyết và cholesterol sau bữa ăn.  

- Tiêu thụ muối: mục tiêu lượng muối tiêu thụ dưới 2.3g/ngày. Nội mạc mạch máu của bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm với muối so với người bình thường vì thế nguy cơ tăng huyết áp khi sử dụng nhiều chất muối ngay cả giai đoạn tiền tiểu đường

- Trái cây: Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía), do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được. Nên ăn những loại trái cây có màu đậm nhiều loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho tim mạch, sức khỏe nói chung.Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác. Chú ý không nên dùng nước ép trái cây, khi đó mất lượng chất xơ có trong trái cây. Khoảng 10 gam 1 suất trái cây: tương đương ½ quả táo, ½ quả lê, ½ quả cam, ½ quả ổi, 4 quả nho, 4 quả vải, 4 quả chôm chôm, 1 lát nho (1cm) đu đủ hoặc thơm, dưa hấu…).

- Sữa và sản phẩm từ sữa: Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa, thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường. Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa.

Hiện tai, bệnh viện Nam Thăng Long đang quản lý và điều trị ngoại trú hơn 300 bệnh nhân đái tháo đường đồng thời điều trị bệnh đái tháo đường, các bệnh lý kèm theo và các biến chứng của bệnh lý đái tháo đường giúp họ có sức khỏe tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy đến bệnh viện Nam Thăng Long với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiệt tình, tận tâm luôn hướng tới sự hài lòng của quý khách hàng để được khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.

Để đặt lịch khám Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 088 6568115. Khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.

Khoa Nội tổng hợp

Tìm kiếm
--------->
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 7
Truy cập hôm nay: 160
Tổng số truy cập: 1833
Tắt [X]