Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Cấp cứu Bệnh nhân hóc xương gà nguy hiểm

2018-12-11

         Nữ bệnh nhân 56 tuổi vào cấp cứu tại bệnh viện Nam Thăng Long trong tình trạng đau vùng cổ, nuốt nghẹn sau hóc xương gà ngày 7/11/2018.

         Bệnh nhân cho biết không may hóc phải xương gà trong bữa ăn, sau khi mắc dị vật chị thấy đau nhiều vùng cổ đặc biệt vùng dưới hầu, cảm giác nuốt nghẹn. Mặc dù đã cố chữa mẹo, nuốt miếng cơm to song càng chữa mẹo càng thấy đau vùng cổ, bệnh nhân đã vào khám tại Bệnh viện Nam Thăng Long.

         Ngay khi tiếp nhận và khai thác bệnh, các bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi, kết quả nội soi cho thấy có dị vật (xương gà) nằm ngang khẩu kính 1/3 thực quản trên cách cung răng trên khoảng 20cm, đánh giá nguy cơ của ca bệnh có thể gây thủng, chảy máu thực quản. Chuẩn bị sẵn tất cả các phương án có thể xử trí khi có tai biến hoặc chảy máu thực quản xảy ra, ekip nội soi dùng kìm sinh thiết dạ dày tác động vào mẩu xương, đánh giá thấy một đầu cắm sâu vào thành thực quản, đầu còn lại cắm lỏng vào thành thực quản đối bên. Quyết định dùng kìm sinh thiết kẹp vào đầu mẩu xương cắm lỏng thành thực quản kéo nhẹ  ra, không thấy chảy máu tiếp tục kéo mẩu xương ra ngoài theo hướng song song với thực quản. Sau khi lấy được dị vật (xương gà), nội soi kiểm tra lại vị trí tổn thương, không thấy chảy máu thực quản, bệnh nhân sau lấy dị vật ổn định.

Ảnh: Dị vật xương gà cắm vào thực quản trước khi được gắp ra

          Dị vật lấy ra khỏi thực quản là mẩu xương ức của gà. Xương vị trí ức con gà có tính chất mỏng, sắc và cứng, bị hóc xương thì tỷ lệ xảy ra tai biến chảy máu và thủng thực quản đường tiêu hóa rất cao. Rất may mắn cho bệnh nhân là ekip nội soi của phòng nội soi tiêu hóa bệnh viện Nam Thăng Long đã xử lý lấy dị vật rất tốt, thủ thuật lấy dị vật diễn ra thuận lợi, không có tai biến gì xảy ra..

Ảnh: Dị vật xương gà sau khi gắp ra

          Các chuyên gia cho biết mẹo hóc xương được dân gian truyền lại chưa có sự kiểm chứng mức độ hiệu quả của các chuyên gia, nhiều người dùng mẹo chữa bằng cách nuốt cơm to, nuốt rau, ngậm vỏ quýt, vỏ bười, hay thậm trí là uống nhiều nước,… đã khiến xương bị mắc sâu hơn, phần nhọn ở xương trọc sâu vào thực quản gây những tai biến khó lường. Vì vậy các Bác sỹ khuyến cáo điều đầu tiên khi bị hóc xương đó là bạn tuyệt đối không được nuốt thêm bất kì thứ gì vào trong họng.

         - Trường hợp xương nhỏ, mắc không quá sâu trọng họng chỉ cần há miệng là có thể nhìn thấy hãy nhờ người thân dùng nhíp khéo léo gắp phần xương đó ra, Cố gắng nôn ọe đẩy xương ra ngoài nhưng tuyệt đối không được dùng tay móc họng để nôn. Việc làm này làm cho phần họng bạn bị dãn ra, tạo điều kiện cho mảnh xương bị trôi xuống sâu hơn.

         - Trường hợp miếng xương khá to, sắc nhọn bạn không nên làm gì hết mà hãy đi đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị. Không nên làm thêm bất kì biện pháp gì vì xương to rất nguy hiểm đến thực quản. Trên thực tế có nhiều trường hợp người hóc xương cố dùng mọi cách tự lấy xương ra đã gây những biến chứng nghiêm trọng.

Bs. Lê Văn Bình

Tìm kiếm
--------->
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 76
Truy cập hôm nay: 42
Tổng số truy cập: 6001
Tắt [X]