Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

2024-11-26

CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

Hầu hết khi thời tiết chuyển mùa, mọi người đều cảm thấy khó chịu, sức khỏe bị ảnh hưởng. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ cũng như độ ẩm sẽ tạo điều kiện thích hợp cho các nhóm virus khác nhau phát triển, lây lan gây ra các bệnh truyền nhiễm.

Theo các chuyên gia y tế, giai đoạn này, người dân cần nâng cao ý thức, chủ động trong phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, với những người mắc các bệnh mãn tính sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ sẽ là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Bài viết dưới đây giúp các bạn tìm hiểu đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa, các bệnh truyền nhiễm thường gặp và cách phòng tránh

1. Đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa

Đối tượng dễ mắc các bệnh khi giao mùa thường là nhóm người có sức đề kháng yếu hay bị suy giảm miễn dịch. Một số các nhóm đối tượng đó có thể bao gồm:

- Trẻ em: Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa vì hệ thống miễn dịch của chúng vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đặc biệt, trẻ khi mắc bệnh thường diễn biến nặng hơn so với người lớn.

- Người cao tuổi: Đây là nhóm đối tượng thường có sẵn bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận hay tim mạch. Chính vì vậy hệ miễn dịch của người già bị suy yếu và dễ bị các loại bệnh khi giao mùa tấn công hơn.

- Thai phụ: Khi bị bệnh, phụ nữ mang thai cũng lo ngại việc dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, điều này khiến cho bệnh có thể kéo dài và gây giảm khả năng miễn dịch và tạo điều kiện hơn cho các căn bệnh khác khi giao mùa.

2. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp

2.1 Bệnh cúm: Bệnh do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Biểu hiện của bệnh: Sốt, ho, đau đầu, hắt hơi, đau mỏi người.

2.2 Bệnh tay chân miệng: Thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Biểu hiện: Sốt, nổi nốt ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đi ngoài. Hiện nay bệnh chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng, do đó bệnh cũng để lại những di chứng và hậu quả nặng nề.

2.3 Bệnh sốt xuất huyết: là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt và người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Biểu hiện: Sốt, đau đầu, nhức hốc mắt, nổi chấm xuất huyết ở toàn thân.

3. Cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường gặp

- Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vaccine phòng bệnh như: Cúm, sởi, rubella, ho gà…).

- Giữ ấm cơ thể: Thời điểm giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân.

- Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.

- Luyện tập nhiều hơn: Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi, ho… nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.

- Vệ sinh sạch sẽ: nên vệ sinh sạch sẽ tay chân để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm tay chân miệng.

Bệnh viện Nam Thăng Long với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiệt tình, tận tâm luôn hướng tới sự hài lòng của quý khách hàng với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.

Để đặt lịch khám Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 088 6568115. Khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.

Phòng CTXH

Tìm kiếm
--------->
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 74
Truy cập hôm nay: 8
Tổng số truy cập: 5840
Tắt [X]