[rev_slider home1slider]
Hoạt động chuyên môn
CHẾ ĐỘ ĂN CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH SUY THẬN
CHẾ ĐỘ ĂN CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH SUY THẬN
Con người được duy trì cuộc sống, làm việc, lao động và chống đỡ với bệnh tật nhờ sự cung cấp thức ăn, đồ uống, cùng các loại vitamin, axit béo cùng các chất vi lượng như canxi phospho vv....
Lượng calo đưa vào phải đáp ứng các yêu cầu của cơ thể, bao gồm: Đủ lượng, đủ calo, đủ chất lypit, glucid, protid, chất khoáng, vitamin, chất xơ và các loại vi lượng. Trong đó Gluxid chiếm 50-55%, Protid 15%, Lipid 30-35%, khi ăn có cảm giác ngon miệng ngon mắt ngon mũi vv....
Đặc biệt chế độ ăn trong một số bệnh thận càng cần được xây dựng khoa học, lành mạnh và tuân thủ nghiêm ngặt giúp duy trì sức khỏe của thận, hoạt động thải lọc của thận được điều hòa, hỗ trợ sản xuất ra các hormon khác cho cơ thể hoạt động tốt. Từ đó, làm chậm sự tiến triển của bệnh thận
Chế độ ăn nhạt: khi bệnh nhân bị phù do suy thận, suy tim, xơ gan tăng huyết áp cần có chế độ ăn nhạt
1. Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: lượng natri hàng ngày được cung cấp khoảng 200-300mg có sẵn trong thực phẩm của bữa ăn nên khi chế biến không cần dùng thêm muối mắm mì chính trong khi chế biến thực phẩm và nên chọn thức ăn có chứa ít natri như gạo, mì, khoai củ, rau, quả ngọt, thịt cá vv... không nên dùng các loại thực phẩm sẵn có ướp muối mì chính hay đồ hộp có nhiều muối.
2. Ăn nhạt vừa: lượng natri hàng ngày vào khoảng 400-700mg tức khoảng 1-2g muối ăn trong chế biến thức ăn và nên chọn thực phẩm có chứa ít natri cũng như hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối, mì chính…
3. Ăn nhạt ít: lượng natri hằng ngày được cung cấp vào khoảng 800-1200mg tương đương 2-3g muối ăn và cũng không nên chọn dùng nhiều các loại thức ăn chế biến sẵng mà ướp nhiều muối, khi dùng mì chính phải giảm lượng muối ăn có số lượng tương đương
4. Chế độ nước uống cần phải tính cân bằng lượng nước vào với lượng nước ra. Lượng nước vào gồm nước uống hàng ngày, nước canh có trong thức ăn, nước uống thuốc hay dịch truyền (nếu có) vv... Lượng nước ra bao gồm nước tiểu trong 24 giờ, nước mất qua hơi thở, mồ hôi, phân, khi bệnh nhân có phù, thiểu niệu, vô niệu thì lượng nước đưa vào cơ thể không được quá lượng nước tiểu+500ml
5. Chế độ ăn trong bệnh suy thận cấp: tùy theo từng giai đoạn suy thận cấp để áp dụng chế độ ăn cho thích hợp. Khi bệnh nhân ở tình trạng vô niệu phải cung cấp đủ năng lượng, giảm lypid, giảm protid, giảm nước, muối và kaly đưa vào cơ thể. Lúc bệnh nhân ở giai đọan đái nhiều cần cung cấp đủ calo, gluxid, nhiều nước, ít protid, ít muối
6. Chế độ ăn trong suy thận mạn: Bệnh diễn biến từ từ nhưng không hồi phục giai đoạn cuối thường có các triệu chứng rầm rộ do ure máu tăng cao. Tùy theo từng giai đoạn mức độ suy thận mà có chế độ ăn cụ thể nhưng vẫn thực hiện nguyên tắc giàu năng lượng, giảm protid nên cung cấp protid từ 0,6-0,8g/kg/ngày, giảm lipid 20-30%/tổng năng lượng/ngày, natri <5g/ngày và hạn chế nhiều nước vào cơ thể, nên hạn chế các loại thực phẩm hay hoa quả rau củ giàu kali, khi kali máu >5mmol/lit phải giảm kali <1000mg kali/ngày, hạn chế phospho<800mg/ngày. Tăng cường các loại vitamin nhóm B, nhóm C, bệnh nhân phải kiêng rượu bia và các loại thuốc lá, thuốc lào vv...
Bệnh viện Nam Thăng Long là địa chỉ chạy thận an toàn, chất lượng với hệ thống máy chạy hiện đại của Nhật Bản và đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm có chuyên môn cao đồng hành trong suốt quá trình chạy thận của bệnh nhân.
Để đặt lịch khám Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 088 6568115, khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.
BS Hải Quang – Khoa Thận nhân tạo
Tin tức khác cùng chuyên mục
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’
Đang online: 2
Truy cập hôm nay: 195
Tổng số truy cập: 1868