Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Bệnh viện Nam Thăng Long: Phương pháp cấy chỉ trong Y học cổ truyền

2020-06-11

            Cấy chỉ là một phương pháp hoàn toàn mới lạ trong việc chữa bệnh, tuy nhiên nền tảng của chúng lại rất quen thuộc, đó là "Châm cứu". Hãy cùng bệnh viện Nam Thăng Long tìm hiểu xem tại sao phương pháp này lại trở nên thu hút vào thời điểm hiện tại trong bài viết này nhé.

            1. Quá trình hình thành:

- Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị không dùng thuốc, trong đó cấy chỉ là một phương pháp có nhiều tính năng ưu việt. Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu kích thích huyệt đặc biệt, là một bước tiến mới của châm cứu kết hợp với sự tiến bộ của y học hiện đại, được áp dụng từ những năm 60 của thế kỉ 21.

- Ở Việt Nam, cấy chỉ được áp dụng từ năm 1971, bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y cấy chỉ điều trị cho những bệnh nhân Hen phế quản và viêm đường hô hấp. Năm 1982, viện châm cứu trung ương cấy chỉ cho những trẻ em bại liệt. Năm 1988 Quân y tổng cục chính trị  cấy chỉ cho các bệnh nhân Hen phế quản, Viêm quanh khớp vai, các dạng liệt, các chứng tê bì, các bệnh dị ứng, di chứng câm-điếc-lác-động kinh ở trẻ em. Năm 1996 bệnh viện y học dân tộc Hà Nội cấy chỉ cho bệnh nhân bại liệt.

- Trên thế giới: năm 1990 cấy chỉ được công nhận là phương pháp điều trị chính thức ở hội điều trị bằng các phương pháp tự nhiên Hungary và cho thấy các ưu điểm nổi bật. Năm 1992 viện châm cứu và phục hồi chức năng Yamamoto Budapest áp dụng phương pháp cấy chỉ cho các bệnh nhân nội trú, ngoại trú và cho thấy kết quả hỗ trợ điều trị tốt. Năm 1996 viện nuôi dưỡng và phục hồi chức năng trẻ em Debrecen Hungary thực hiện cấy chỉ cho các trẻ em bị dị tật nuôi dưỡng cho thấy cải thiện rõ rệt về kết quả điều trị. Năm 1998 phương pháp cấy chỉ được giới thiệu tại Paris, Pháp. Năm 2000 bác sĩ Lê Thúy Oanh giới thiệu phương pháp cấy chỉ ở Berlin, Hamburg, Ducandof, Đức.

- Và đến nay, từ một bộ phận phụ trợ của châm cứu truyền thống, cấy chỉ đã được công nhận và ứng dụng rộng rãi trong điều trị độc lập và hỗ trợ điều trị cùng y học hiện đại trong nhiều mặt bệnh, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Không nằm ngoài xu hướng đó, từ đầu năm 2020 khoa Y học cổ truyền bệnh viện Nam Thăng Long triển khai áp dụng phương pháp cấy chỉ trong điều trị cho bệnh nhân (dịch vụ và bảo hiểm), xây dựng gói giá thành hợp lí cho bệnh nhân.

            2. Định nghĩa:

- Cấy chỉ thường gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ… nghĩa là đưa chỉ tự tiêu (chỉ catgut)  vào huyệt vị của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích liên tục lâu dài, qua đó tạo nên tác dụng điều trị như châm cứu.

- Dưới góc nhìn y học hiện đại cấy chỉ có tác dụng kích thích liên tục ở huyệt vị, giúp cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ, tăng tái tạo Protein, Hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ.

            3. Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ:

- Thủ thuật đơn giản, ít xâm lấn.

- Ít tác dụng phụ vì không phải dùng bất kỳ loại thuốc nào, chỉ Catgut là 1 loại protein tự tiêu được sử dụng trong các phẫu thuật và rất an toàn.

- Chi phí thấp.

- Không cần nhập viện.

- Tiết kiệm thời gian (bệnh nhân sau khi cấy chỉ, vùng huyệt tương ứng sẽ được kích thích liên tục trong thời gian 1 tháng mà không cần can thiệp lại).

            4. Ứng dụng lâm sàng của phương pháp cấy chỉ:

- Điều trị rất tốt các bệnh dị ứng: Viêm mũi dị ứng, Viêm xoang dị ứng, Hen phế quản, Mày đay dị ứng thời tiết...

- Điều trị cải thiện các bệnh mạn tính: Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, Hội chứng tiền đình, Đau đầu, Mất ngủ kinh niên, Bí tiểu, Kinh nguyệt không đều...

- Điều trị các chứng liệt, các chứng đau do nhiều nguyên nhân: Thoái hóa cột sống, Đau thần kinh tọa, Viêm quanh khớp vai, Viêm khớp dạng thấp, Đau thần kinh liên sườn, Đau dây thần kinh tam thoa, liệt dây thần kinh VII ngoại biên, di chứng liệt sau tai biến mạch máu não...

- Hỗ trợ điều trị: trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, bại não, hỗ trợ giảm béo...

            5. Đối tượng bệnh nhân hướng đến:

- Các bệnh nhân có bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, ra viện chờ liệu trình điều trị tiếp theo.

- Các bệnh nhân có bệnh mạn tính, không có điều kiện đi châm cứu thường xuyên.

            Bên cạnh những ưu điểm nổi bật về tiện lợi, hiệu quả, phương pháp cấy chỉ đòi hỏi cao hơn châm cứu truyền thống về mức độ vô trùng, độ chính xác của huyệt, vị trí đặt chỉ, thao tác thành thạo và kiến thức của bác sĩ cũng như tư tưởng của bệnh nhân trước, trong, và sau khi tiến hành cấy chỉ. Với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chính quy phương pháp cấy chỉ từ bệnh viện Y học cổ truyền trung ương cùng sự tâm huyết chuyên nghiệp, khoa Y học cổ truyền bệnh viện Nam Thăng Long đã triển khai kỹ thuật cấy chỉ, đem lại kết quả điều trị tốt nhất dành cho người bệnh. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh và phác đồ cấy chỉ phù hợp nhất, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại bệnh viện Nam Thăng Long.

            Vui lòng liên hệ để được nhân viên y tế hỗ trợ tại đây!

                                           Bác sỹ Vũ Thùy Linh – Khoa Y học cổ truyền

 

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 3
Truy cập hôm nay: 151
Tổng số truy cập: 171929
Tắt [X]