Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SỎI TIẾT NIỆU

2024-08-07

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SỎI TIẾT NIỆU

1. Sỏi đường tiết niệu là gì?

Sỏi đường tiết niệu là các sỏi nằm trong hệ thống đường bài xuất, từ đài thận, bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đây là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam.

Khi các viên sỏi có xu hướng lớn dần và nhanh chóng gia tăng kích thước thì chúng có thể gây ra những tắc nghẽn tại đường tiểu và để lại sự đau đớn dữ dội cho người bệnh.

Đặc biệt, nếu như tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn có thể khiến cho bệnh nhân bị viêm bể thận cấp, mãn tính, dẫn đến suy thận cấp tính và mãn tính. Gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, ứ mủ vùng bể thận, hoặc bị vỡ thận, đe dọa tính mạng của bệnh nhân, thậm chí là gây tử vong.

Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời để không xảy ra các hậu quả nghiêm trọng.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị lớn trong thăm khám bệnh lý sỏi hệ tiết niệu với các mục tiêu sau:

- Chẩn đoán xác định: số lượng và vị trí sỏi.

- Chẩn đoán ảnh hưởng trên đường bài xuất (giãn), chức năng thận (suy thận).

- Chẩn đoán nguyên nhân: sỏi trên chỗ hẹp, trên các bệnh lý bất thường bẩm sinh…

- Định hướng lựa chọn phương pháp điều trị.

- Theo dõi: thất bại, di chứng, tái phát sau quá trình điều trị.

Mỗi phương pháp chẩn đoán hình ảnh đều có một giá trị nhất định, bổ sung cho nhau. Tuỳ từng bệnh cảnh mà chúng ta cần có sự lựa chọn các phương pháp thăm khám phù hợp với mục đích, phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân.

2.Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi hệ tiết niệu:

2.1. Siêu âm

Đây là một phương pháp  thăm khám đơn giản, ít tốn kém, không độc hại và được sử dụng phổ biến hiện nay, ứng dụng sự phản hồi của các sóng âm thanh nằm trên các vật chất để có thể vẽ ra các hình ảnh của sự vật. Khi siêu âm, hình ảnh của sỏi thận sẽ được hiện ra như một loại vật cản âm (hay còn được gọi là bóng sáng). Trong thăm khám hệ tiết niệu nói chung và trong thăm khám chẩn đoán hình ảnh sỏi hệ tiết niệu, siêu âm hiện nay trở thành phương pháp đầu tay.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là hỗ trợ bác sĩ đo được số lượng và kích thước của sỏi. Đồng thời thao tác thực hiện cũng đơn giản và nhanh chóng nên tương đối phù hợp cho trẻ em và các bệnh nhân không hợp tác.

Lưu ý: Siêu âm không phải là một phương pháp giúp chẩn đoán chính xác, có thể gặp khó khăn khi cần phân biệt giữa sỏi và cặn của nước tiểu, đồng thời cũng không thể phân biệt được những loại sỏi khác nhau. Vậy nên, siêu âm chỉ được sử dụng để hỗ trợ cho những chẩn đoán khác và giúp theo dõi được tiến triển cũng như sự tái phát của sỏi.

2.2. X-quang

Đặc trưng của phương pháp này là sử dụng khả năng xuyên thấu qua các mô mềm của tia X.

Tia X thông thường chỉ bị cản trở khi được chiếu qua các mô cứng như xương, răng và thuốc cản quang. Do đó, khi xem phim X-quang sẽ nhận thấy mức độ xuyên thấu của tia X có độ sáng, tối qua từng vị trí là khác nhau.

Hiện nay có 2 loại X-quang thông dụng là:

  • X-quang hệ niệu không có sự chuẩn bị
  • X-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang

Chụp X-quang hệ niệu không chuẩn bị

Đây là phương pháp thăm khám đơn giản. Sử dụng X-quang để phân biệt, phát hiện những sỏi có thể cản quang như sỏi struvite, sỏi calci phosphat, sỏi calci oxalate, định khu vị trí sỏi, phân biệt sơ bộ sỏi thuộc bộ máy tiết niệu hay ở ngoài. Các loại sỏi urat và cystine kém cản quang nên thường rất khó được tìm thấy

  • X-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV)

Trong phương pháp này, thuốc cản quang sẽ được tiêm vào trong tĩnh mạch của người bệnh, và các bác sĩ nhanh chóng tiến hành chụp những thước phim theo đường đi của thuốc cản quang trong tĩnh mạch và từng mốc thời gian khác nhau. Từ đây sẽ có được các hình ảnh hỗ trợ tối đa trong việc chẩn đoán.

X-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang sẽ giúp phát hiện và phân biệt được các loại sỏi, kể cả những sỏi kém cản quang mà phương pháp X-quang hệ niệu không chuẩn bị không thể tìm thấy được, ví dụ như sỏi urat và sỏi cystin.

Hiện nay, tại các cơ sở y tế chưa được trang bị máy CT thì phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu.

2.3. Cắt lớp vi tính (CLVT)

   Cắt lớp vi tính (CLVT) cũng là một phương pháp thực hiện dựa vào khả năng xuyên thấu từ tia X. CLVT là phương pháp có giá trị cao nhất trong chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu vì vừa cung cấp được các thông tin về hình thái của sỏi, vừa cung cấp các thông tin về ảnh hưởng của sỏi hệ tiết niệu như tình trạng giãn của đường bài xuất, chức năng của thận, những bệnh lý sỏi kết hợp với các bệnh lý phức tạp khác như U đường bài xuất, nhiễn khuẩn hệ tiết niệu, bất thường giải phẫu của hệ tiết niệu.

   Về lý thuyết CLVT và UIV có giá trị tương đương nhau, tuy nhiên CLVT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với UIV trong phát hiện tất cả các dấu hiệu trên. Độ nhạy của CLVT trong xác định sỏi hệ tiết niệu rất cao, những sỏi dưới 3mm nếu độ dày lát cắt trên CLVT đủ mỏng đều luôn phát hiện được.

  Như vậy, hiện nay phương pháp siêu âm X-quang chính là 2 phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh sỏi hệ tiết niệu. Thế nhưng với những ưu điểm vượt trội của phương pháp chụp CLVT và những máy CT nói riêng đang ngày càng phát triển đã mang đến các lợi ích tuyệt vời trong việc chẩn đoán và chi phí thực hiện cũng ngày càng giảm thiểu.

Bên cạnh các xét nghiệm liên quan đến hình ảnh thì xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu thường được chỉ định bổ sung để mang đến kết quả chính xác nhất về bệnh lý sỏi hệ tiết niệu.

Bệnh viện Nam Thăng Long với đầy đủ trang thiết bị: máy chụp Xquang kỹ thuật số, máy siêu âm và máy CT 32 dãy cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể chẩn đoán được các bệnh lý sỏi hệ tiết niệu, tư vấn cũng như can thiệp điều trị kịp thời cho người bệnh tránh các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để đặt lịch khám Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 088 6568115. Khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.

BS THU PHƯƠNG – KHOA CĐHA-TDCN

Tìm kiếm
--------->
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 21
Truy cập hôm nay: 60
Tổng số truy cập: 198753
Tắt [X]