[rev_slider home1slider]
Hoạt động chuyên môn
Cấp cứu thành công bệnh nhân đứt cơ, mạch máu, thần kinh cánh tay do tai nạn lao động.
Vào khoảng 15h ngày 06/04/2020, phòng cấp cứu Bệnh viện Nam Thăng Long tiếp nhận trường hợp anh Đ.V.H sinh năm 1963 quê Phổ Yên, Thái Nguyên sốc chấn thương do vết thương phức tạp ở cánh tay trái. Bệnh nhân ý thức lơ mơ, da nhợt, máu chảy nhiều, huyết áp 70/40mmHg, vết thương bẩn nhiều dị vật do sơ cứu không đúng cách.
Anh Đ.V.H chia sẻ trong quá trình lao động, do sơ ý không kiểm soát được máy cắt cầm tay, đã bị cắt vào cánh tay trái. Anh được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện trong tình trạng mất máu nhiều, 2 bàn tay được “gói” tạm để cầm máu. Đau đớn xen lẫn hoảng loạn, anh đã ngất xỉu còn người thân thì chết lặng…
Ngay lập tức bệnh nhân được xử trí băng ép vết thương, truyền dịch hồi sức tại chỗ. Qua thăm khám,các bác sĩ nhận định vết thương phức tạp kích thước rộng chiếm ½ chu vi mặt trước ngoài cánh tay trái, đứt hoàn toàn cơ nhị đầu, thần kinh cơ bì, tĩnh mạch nông, mẻ xương cánh tay trái, nhiều dị vật bẩn, nguy cơ nhiễm trùng cao...
Xác định được tình trạng bệnh nhân, bác sĩ trực cấp cứu đã mời hội chẩn toàn kíp trực, bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Sau khi bệnh nhân thoát sốc, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân xử lý vết thương xương, mạch máu đứt, vi phẫu nối thần kinh đứt, khâu nối gân cơ. May mắn cho bệnh nhân vết thương chỉ cách động mạch cánh tay 2-3mm, nếu không tình hình phức tạp hơn rất nhiều.
Sau phẫu thuật bệnh nhân được chăm sóc điều trị tích cực, kháng sinh liều cao; vết thương phục hồi rất tốt; cảm giác vận động cánh tay phải tiến triển tốt. Hiện tại bệnh nhân đã xuất viện và tiếp tục tập phục hồi chức năng.
Vết thương phức tạp cánh tay của bệnh nhân Đ.V.H
Vết thương cánh tay 1 tuần sau ra viện của bệnh nhân Đ.V.H
Bác sỹ bệnh viện Nam Thăng Long đưa ra lời khuyên khi bạn bị vết thương chảy máu: hãy dùng băng hoặc vải sạch băng ép lên vết thương để cầm máu, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên đắp, bôi, rắc các loại lá, thuốc lào, thuốc đỏ... lên vết thương, vừa không có nhiều tác dụng trong cầm máu, vừa dễ gây nhiễm trùng vết thương, gây nên những hậu quả đáng tiếc sau này.
Bác sĩ Nguyễn Đại Dương - Khoa Chấn thương chỉnh hình
Tin tức khác cùng chuyên mục
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’
Đang online: 27
Truy cập hôm nay: 495
Tổng số truy cập: 1079