[rev_slider home1slider]
Hoạt động chuyên môn
Đột quỵ não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng thường có đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột. Các triệu chứng, biểu hiện tổn thương của não ,thường là khu trú, tồn tại trên 24 giờ hoặc người bệnh sẽ tử vong trước 24 giờ. Các triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân do chấn thương.
Có thể hiểu bệnh đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn gây tổn thương cho não bộ dẫn đến các tình trạng như xuất huyết não, vỡ mạch máu não, nhồi máu não,... Đây là một căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh được biểu hiện với những triệu chứng rất bình thường như đau đầu, huyết áp tăng đột ngột, yếu liệt chân tay, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, hôn mê...
Đột qụy làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Sau khi đột qụy xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, “thời gian chính là Não”. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là “Tái tưới máu cho não” càng nhanh càng tốt.
Các nguyên nhân gây Đột quỵ não : bao gồm nhiều yếu tố ko thể tác động được như: tuổi, gen, di truyền, giới… bên cạnh đó có các yếu tố có thể tác động được như:
- Tăng huyết áp (nguy cơ tăng gấp 3 lần người bình thường)
- Đái tháo đường (nguy cơ gấp 4 lần người bình thường)
- Các vấn đề về bệnh lý tim mạch
- Tăng lipid máu gây xơ vữa động mạch, hẹp thành động mạch
- Hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì
- Các yếu tố nguyên nhân khác như: Thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, lười vận động, tâm lý căng thẳng stress, sử dụng thuốc phiện, lạm dụng hóa dược phẩm... các yếu tố này góp phần làm xuất hiện hoặc tăng nặng bệnh lý nền , là cơ sở để hình thành Đột quỵ não.
Các biểu hiện của đột quỵ não:
Đột quỵ có thể gây ra nhiều triệu chứng như: Nhức đầu, rối loạn ý thức...nhưng chúng ta chỉ cần nhớ ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu sau, xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 - 95%, đó là dấu hiệu F.A.S.T
- Liệt mặt (Face): Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi-má mờ
- Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Không thể cầm, nắm, đi lại, thường là 1 bên cơ thể, có thể yếu liệt cả 2 bên là trường hợp nặng.
- Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Đột ngột rối loạn lời nói, không nói được hoặc lời nói không rõ ... như bình thường trước đó.
- Thời điểm phát bệnh (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.
Làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ:
- Đỡ người thân để họ không bị té ngã là điều cần làm đầu tiên khi sơ cứu người bệnh.
- Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì cần để nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.
- Nếu người bệnh hôn mê: Cần xem người bệnh thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não.
- Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.
- Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg và Không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.
Cách phòng tránh đột quỵ như thế nào
- Kiểm soát huyết áp
- Điều trị ổn định đái tháo đường
- Điều chỉnh rối loạn lipid máu
- Phát hiện và hỗ trợ kịp thời các bệnh lý tim mạch
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Tập thể dục thường xuyên
- Tránh căng thẳng, stress, có một lối sống lành mạnh, an toàn, kết hợp làm việc với nghỉ ngơi, thư giãn
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần hoặc tái khám định kỳ hàng tháng đối với các bệnh nhân Tăng huyết áp/ đái tháo đường/ bệnh lý tim mạch và các bệnh mạn tính khác để được tư vấn và kiểm soát bệnh tật một cách tối đa.
Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ hoặc các biến chứng sau đột quỵ và các thông tin liên quan hãy liên hệ ngay với bệnh viện Nam Thăng Long qua số hotline 088.6568.115 để được hỗ trợ kịp thời.
Bác sĩ Trịnh Thanh Lan – Khoa Nội tổng hợp
Tin tức khác cùng chuyên mục
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’
Đang online: 82
Truy cập hôm nay: 297
Tổng số truy cập: 432