[rev_slider home1slider]
CRP - Xét nghiệm không thể thiếu trong chẩn đoán viêm
- CRP LÀ GÌ ?
CRP là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu, bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C (C – reactive protein [CRP]).
Có hai loại protein phản ứng C có thể định lượng được trong máu:
- Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP): đánh giá tình trạng viêm tiến triển.
- Protein phản ứng C siêu nhạy (high – sensitivity CRP [hs – CRP]) : chất này được coi như chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch .
2. Ý NGHĨA CỦA NỒNG ĐỘ CRP
CRP điển hình sẽ tăng lên trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm.
Định lượng các loại protein phản ứng C có thể cung cấp các thông tin hữu ích.
+Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP) được sử dụng để:
- Đánh giá mức độ tiến triển của phản ứng viêm nhất là đổi với bệnh lý mãn tính như bệnh lý ruột do viêm, viêm khớp và các bệnh tự miễn.
- Đánh giá một nhiễm trùng mới như trong viêm ruột thừa và các tình trạng sau mổ.
- Theo dõi đáp ứng với điều trị của các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng (nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn) và viêm.
+ Protein phản ứng C siêu nhạy (hs – CRP) là một yếu tố chính gây tình trạng xuất hiện và đứt rách mỏng ở mạch.
- Tăng nồng độ hs –CRP dự báo bệnh nhân có nguy cơ tăng các sự cố. Vì vậy xét nghiệm này được dùng để đánh giá các nguy cơ bị các sự cố tim mạch khi nó được làm đồng thời với các xét nghiệm đánh giá nguy cơ mạch vành khác như định lượng nồng độ cholesterol máu.
3. NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C ( CRP ) GẶP TRONG
- Viêm tụy cấp
- Viêm ruột thừa
- Nhiễm trùng do vi khuẩn
- Bỏng
- Tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng
- Bệnh lý ruột do viêm (vd: viêm loét đại tràng)
- Viêm khớp dạng thấp tiếm triển
- Tình trạng nhiễm trùng nặng (sepsin)
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
- U lympho
- Nhồi máu cơ tim
- Bệnh lý viêm tiểu khu chung
- Viêm động mạch thế bào khổng lồ
- Lao tiến triển
- Tăng nồng độ hs – CRP nguyên nhân chính thường gặp là tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
4. PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM
- Miễn dịch điện hóa phát quang.
- Elisa.
- Phương pháp miễn dịch đo độ đục.
5. GÍA TRỊ BÌNH THƯỜNG
* CRP để đánh giá tình trạng viêm: 0 -10 mg/dl hay <10mg/l
* Hs –CRP: để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch:
- < 1.0 mg/l: nguy cơ thấp
- 1,0-3,0 mg/l: nguy cơ trung bình
- >3.0 mg/l: nguy cơ cao nhất
6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
- Âm tính giả: Dùng các thuốc kháng viêm no- steroid, aspirin, corticosteroid, statin, thuốc chẹn beta giao cảm.
- Dương tính giả: Dùng các thuốc điều trị hormone thay thế, thuốc ngừa thai, đặt dụng cụ ngừa thai trong tử cung, gắng sức thể lực quá mạnh, có thai, béo phì.
7. CÁCH LẤY MẪU BỆNH PHẨM
- Bệnh phẩm có thể là huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Heparrin, EDTA.
- Không có khuyến cáo nhịn ăn trước khi lấy mẫu làm xét nghiệm.
- Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 24h.
Hiện tại bệnh viện Nam Thăng Long thực hiện xét nghiệm định lượng CRP hàng ngày trên hệ thống máy sinh hóa tự động hoàn toàn , cho kết quả nhanh chóng, chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS. TS. Nguyễn Đạt Anh, DS CK II. Nguyễn Thị Hương, 2013, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
Tác giả: Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hằng - Khoa xét nghiệm
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’
Đang online: 11
Truy cập hôm nay: 511
Tổng số truy cập: 206917