Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ TIỂU RA MÁU (ĐÁI RA MÁU)

2024-09-09

CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ TIỂU RA MÁU (ĐÁI RA MÁU)

Khi đi tiểu ra máu (đái ra máu) là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp bất ổn liên quan đến một bệnh lý nào đó. Đi tiểu ra máu có thể bị ở bất kỳ ai và là nỗi lo lắng của nhiều người . Sau đây là các chia sẻ tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị tiểu ra máu.

1. Nguyên nhân

Đái máu là tình trạng bệnh lý thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân từ lành tính đến nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu có thể gây viêm và làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến tiểu ra máu.

- Sỏi tiết niệu: Sỏi thận, niệu quản hay sỏi bàng quang có thể gây viêm hoặc trầy xước và chảy máu trong đường tiết niệu khi chúng di chuyển.

- U phì đại lành tính tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt: một số bệnh lý tại tuyến tiền liệt có thể gây đái máu, có thể kèm theo các triệu chứng như tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần về đêm.

- Chấn thương: Tổn thương vùng thận, niệu quản, hoặc bàng quang do tai nạn, va đập có thể gây đái máu.

- Khối u: U lành tính hoặc ác tính ở thận, bàng quang hoặc niệu quản có thể là nguyên nhân gây đái máu cấp tính và mạn tính.

- Bệnh lý thận: Một số bệnh lý thận như viêm cầu thận có thể gây tiểu ra máu.

- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, như thuốc chống đông máu hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), một số thuốc kháng sinh, có thể gây tiểu ra máu.

- Rối loạn đông máu: Các rối loạn về đông máu hoặc các bệnh lý huyết học cũng có thể gây đái máu.

2. Cách chữa trị

Tình trạng đái máu có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau, vậy nên người bệnh cần phải thăm khám kịp thời để có được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Khi phát hiện mình đi tiểu ra máu bạn cần đến các cơ sở y tế tin cậy để được kiểm tra xét nghiệm cụ thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh đi tiểu ra máu. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm các bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh lý mà bạn đang mắc phải và đưa ra phác đồ điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa phù hợp cho từng trường hợp bệnh.

Nếu nguyên nhân chỉ là do tác dụng phụ của các loại thuốc thì ngưng sử dụng các loại thuốc đó sẽ hết hiện tượng đi tiểu ra máu.

Các bệnh do nhiễm khuẩn đường tiêt niệu ở mức độ nhẹ các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt để điều tri tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trường hợp nặng hơn có thể sử dụng các phương pháp ngoại khoa hiện đại, phẫu thuật nội soi, sử dụng tia Laser, công nghệ dao Leep, kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các tổn thương do vi khuẩn gây ra.

Đối với bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang gây đi tiểu ra máu: uống nhiều nước và hoạt động để đẩy sỏi ra ngoài. Trường hợp nặng hơn phải sử dụng các kỹ thuật xâm lấn, phẫu thuật đánh tan sỏi thành các mảnh nhỏ và tiêu tan sỏi.

Các bệnh viêm thận, viêm bể thận sẽ được điều trị để giảm viêm nhiễm và loại bỏ các yếu tố gây bệnh cho thận.

Với các bệnh ung thư như: ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt gây đi tiểu ra máu cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư và hóa trị, cắt bỏ tuyến hoặc điều trị bằng nội tiết.

Đi tiểu ra máu do rối loạn di truyền thường là hiện tượng bình thường không cần điều trị mà chỉ cần ổn định chế độ nghỉ ngơi, ăn uống cũng như chế độ vệ sinh, sinh hoạt để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.

Lời khuyên của các chuyên gia để phòng tránh đi tiểu ra máu:

- Vệ sinh cơ thể là các cơ quan hệ bài tiết sạch sẽ bằng các loại dung dịch vệ sinh ít kích ứng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệụ gây đi tiểu ra máu.

- Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày để quá trình bài tiêt diễn ra thuận lợi, thải các chất độc ra ngoài cơ thể.

- Không nên nhịn tiểu thường xuyên, nước tiểu chứa lâu trong bàng quang làm vi khuẩn có trong nước tiểu có cơ hội xâm nhập và gây tổn thương bàng quang và viêm nhiễm đường tiểu dẫn đến đi tiểu ra máu.

- Ăn nhiều các loại rau củ quả, hạn chế đồ ăn chứa nhiều protein, hạn chế muối trong bữa ăn. Không nên hút thuốc và các chất kích thích.

- Tạo cho mình thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và hoạt động thể thao hợp lý tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh viện Nam Thăng Long với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiệt tình, tận tâm luôn hướng tới sự hài lòng của quý khách hàng với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.

Để đặt lịch khám Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 088 6568115. Khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.

BS HỒNG NAM – KHOA NGOẠI TH

Tìm kiếm
--------->
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 31
Truy cập hôm nay: 548
Tổng số truy cập: 201490
Tắt [X]