Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Tăng huyết áp và những điều cần biết

2020-05-20

          Tăng huyết  áp là một bệnh phổ biến trên toàn cầu với hơn 1,6 tỷ người mắc và có xu hướng mắc ngày càng tăng lên, tỷ lệ kiểm soát chưa cao. Ở Việt Nam, theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nước ta ước tính có khoảng hơn 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp (chiếm 12,5% người trưởng thành). Tăng huyết  áp là một bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng nên việc phòng ngừa có ý nghĩa hết sức quan trọng.

          1. Hiểu đúng về tăng huyết áp

          Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, chẩn đoán tăng huyết áp khi trị số trung bình qua ít nhất 2 lần đo của huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và hoặc trị số trung bình huyết áp tâm trương ≥ 9 0mmHg, trong ít nhất 2 lần thăm khám liên tiếp. Triệu chứng phổ biến tăng huyết áp bao gồm đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và song thị.

          2. Nguyên nhân tăng huyết áp

  • 90% là tăng huyết áp nguyên phát: không rõ nguyên nhân cụ thể.
  • 10% là tăng huyết áp thứ phát do liên quan đến một số bệnh tại thận (suy thận, hẹp động mạch thân...), tại tim, một số bệnh nội tiết chuyển hóa (tăng lipid máu, đái tháo đướng, Basedow, thói quen ăn mặn, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, thừa cân béo phì.

          3. Tác động bệnh tăng huyết áp: bệnh tăng huyết áp được ví von “kẻ giết người thầm lăng” do phần lớn người tăng huyết áp thường không biết mình có bệnh cho đến khi xảy ra những biến cố nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não xảy ra. Một số tác động điển hình khác như:

  • Tác động lên tim,hệ thống động mạch gây tăng gánh nặng cho tim gây suy tim, xơ vữa động mạch.
  • Tác động lên thận, mắt gây suy thận, mắt mờ.

          Người tăng huyết áp nếu không kiểm soát tốt nguy cơ bệnh mạch vành tăng 3 lần, suy tim tăng 6 lần, đột quỵ tăng 7 lần.

          4. Phòng ngừa và điều trị

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: cắt giảm tối đa lượng muối hấp thu hằng ngày, càng tiêu thụ ít muối dưới 5g/ngày càng tốt cho người tăng huyết áp.
  • Nên ăn: các loại rau quả, ngũ cốc (gạo lứt, các loại đậu), thực phẩm nhiều chất xơ, tiêu thụ chất béo có nguồn gốc thực vật, dầu cá, dầu thực vật. Các loại thức ăn này chứa nhiều calci, magie, kali, omega 3 giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả.
  • Không nên ăn: các loại thịt đỏ (bò, chó), lòng đỏ trứng,nội tạng động vật, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thức uống có cồn, có ga.
  • Tăng cường tập thể dục: tập thể dục hàng ngày ít nhất 30 phút giúp giảm cân, giảm huyết áp.
  • Điều chỉnh lối sống: từ bỏ thói quen hút thuốc lá, đồ uống có cồn, tránh thức thuya , căng thẳng tâm lý.

          Về phần điều trị bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám và chẩn đoán, điều trị bệnh tăng huyết áp; tuân thủ điều trị lâu dài, uống thuốc đều đặn không được tự ý bỏ thuốc. Mọi sự thay đổi thuốc điều trị cần phải thảo luận với bác sỹ chuyên khoa.

          Bệnh viện Nam Thăng Long tự tin về dịch vụ khám sàng lọc, điều trị bệnh lý tăng huyết áp bởi đội ngũ y - bác sỹ trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Cùng với dịch vụ khám, tư vấn, chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp và hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

          Để được tư vấn và tham khảo thêm các dịch vụ tại Bệnh viện Nam Thăng Long, quý khách có thể liên hệ TẠI ĐÂY

                                                   Bác sĩ Phạm Xuân Trường -  Khoa Nội Tổng hợp

 

 

 

 

Tìm kiếm
--------->
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 74
Truy cập hôm nay: 479
Tổng số truy cập: 1063
Tắt [X]