Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Những điều cần biết về Sỏi tiết niệu

2020-04-23

         Sỏi tiết niệu là gì?

         quan hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến.
         Mỗi người có hai thận nằm ở hai bên cột sống thắt lưng; niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, dài 25-30cm, đường kính trong 2-3mm, có thể căng rộng đến 7mm. Bàng quang là một túi chứa nước tiểu nằm sau khớp mu, nước tiểu từ bàng quang được thải ra ngoài qua niệu đạo.

         Tỷ lệ mắc sỏi chiếm 2-12% dân số. Trong đó sỏi thận chiếm 40%, sỏi niệu quản 28%, sỏi bàng quang 26%, sỏi niệu đạo 4%.
         Đa số sỏi hình thành từ thận, sau đó di trú theo dòng nước tiểu tới các vị trí khác của đường niệu. Nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi còn chưa rõ ràng. Hiện nay có nhiều giả thuyết giải thích về cơ chế hình thành sỏi.

        Sỏi tiết niệu có gây biến chứng gì không?

        Sỏi tiết niệu gây tổn thương theo 3 cơ chế: tắc nghẽn, cọ xát và nhiễm khuẩn:

        -  Tùy theo kích thước, vị trí sỏi có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn gây nên tình trạng ứ niệu, giãn đài bể thận, niệu quản, suy giảm chức năng thận. Nếu tình trạng ứ trệ xảy ra đồng thời hai bên thận gây suy thận cấp.

        - Sỏi cứng, có bề mặt sắc cạnh cọ xát làm rách xước niêm mạc gây chảy máu, xơ hóa nhu mô thận, thành ống dẫn niệu làm hẹp đường niệu làm nặng thêm tình trạng tắc nghẽn.

        - Sự tắc nghẽn ở đường niệu là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nhiễm khuẩn; xác vi khuẩn, xác bạch cầu, niêm mạc viêm thoái hóa bong ra kết tinh lại tạo thành sỏi.

        Triệu chứng khi bị sỏi tiết niệu như thế nào?

        Triệu chứng thường gặp nhất của sỏi tiết niệu là đau vùng mạn sườn thắt lưng (90%). Đau có thể cấp tính: đột ngột dữ dội vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn sinh dục cùng bên. Đau mạn tính: cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu vùng thắt lưng, đau tăng khi vận động mạnh.

         Các triệu chứng khác có thể có như đái máu, đái buốt, đái ra sỏi…

         Chẩn đoán sỏi tiết niệu có khó không? ...

        Để chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu cần dựa vào các biện pháp cận lâm sàng như: siêu âm hệ tiết niệu, x-quang hệ tiết niệu, cắt lớp vi tính ổ bụng, chụp thận thuốc tĩnh mạch. Ngoài chẩn đoán sỏi, những phương pháp này còn đánh giá được kích thước, hình dáng, vị trí của sỏi, đánh giá chức năng của thận, qua đó lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất.

         Điều trị sỏi tiết niệu như thế nào?

        Có nhiều phương pháp điều trị sỏi tiết niệu. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí, hình dáng, kích thước sỏi, tình trạng toàn thân của bệnh nhân, biến chứng của sỏi.

        Điều trị nội khoa tống sỏi đối với sỏi nhỏ (<7mm) chức năng thận còn tốt, chưa có biến chứng: giảm đau, giãn cơ trơn, vận động, lợi tiểu đông y, uống nhiều nước.

        Điều trị nội khoa giảm triệu chứng đối với sỏi to, ảnh hưởng chứng năng thận nhưng bệnh nhân mắc bệnh mạn tính nặng, thể trạng yếu không cho phép can thiệp ngoại khoa hoặc cơ sở điều trị không đầy đủ trang thiết bị, chuyên môn.

        Điều trị phẫu thuật:

Mổ mở: áp dụng cho sỏi san hô, nhiều viên, dị dạng đường niệu hay sau thất bại khi sử dụng các phương pháp khác. Ưu điểm là có thể lấy sạch sỏi, chi phí thấp. Nhược điểm là có nguy cơ tai bến, biến chứng cao trong và sau mổ, nằm viện dài ngày.

Các phương pháp ít sang chấn:

        + Tán sỏi ngoài cơ thể: Áp dụng cho sỏi thận, sỏi niệu quản nhỏ, ít sỏi. phương pháp này chỉ áp dụng được cho sỏi nhỏ. Thường phải tán nhiều lần, tỷ lệ sót sỏi cao.

        + Tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng (sử dụng ống soi cứng hoặc ống soi mềm): áp dụng cho sỏi niệu quản, sỏi thận đơn giản ( sỏi nhỏ, ít sỏi). Ưu điểm là tỷ lệ sạch sỏi cao, ít tai biến biến chứng, ra viện sớm. Nhược điểm là chi phí cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại.

        + Tán sỏi qua da: áp dụng cho sỏi san hô, sỏi thận, sỏi niệu quản 1/3 trên có kèm dị dạng niệu quản.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: áp dụng cho các trường hợp sỏi không có chỉ định điều trị bằng phương pháp ít sang chấn hoặc thất bại khi sử dụng các phương pháp ít sang chấn.

        Điều trị sỏi tiết niệu ở Bệnh viện Nam Thăng Long?
        Hiện nay, ngoài các phương pháp điều trị sỏi truyền thống như mổ mở lấy sỏi, phẫu thuật nội soi lấy sỏi, tại Bệnh viện Nam Thăng Long đã và đang áp dụng các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiện đại, kỹ thuật cao như tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng ống soi cứng và ống soi mềm, tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ, với nhiều ưu điểm như tỷ lệ sạch sỏi cao, hạn chế nhiều biến chứng do phẫu thuật, không có vết mổ, hoặc vết mổ nhỏ (<1cm), bệnh nhân xuất viện sớm 1-2 ngày sau phẫu thuật.

Phẫu thuật tán sỏi nội soi niệu quản tại Bênh viện Nam Thăng Long

Hình ảnh tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng Laser

Hình ảnh sỏi niệu quản sau khi tán nhỏ được lấy ra ngoài

        Hi vọng với những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về các bệnh lý đường tiết niệu đồng thời lựa chọn được địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy.  Nếu có vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi hỗ trợ kịp thời.

        -----------------------------------------------------------------------

                BỆNH VIỆN NAM THĂNG LONG

        Cơ sở 1: Số 38 Tân Xuân – Xuân Đỉnh – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

        Cơ sở 2: Cổ Điển – Hải Bối – Đông Anh – Hà Nội

        Website: http://www.benhviennamthanglong.vn/

        Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienNamThangLong

        Hotline: 0886568115

Bác sĩ Nguyễn Hồng Nam_Khoa Ngoại tổng hợp

Tìm kiếm
--------->
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 31
Truy cập hôm nay: 109
Tổng số truy cập: 206515
Tắt [X]