Cấp cứu: 024 3838 6009 - Hotline: 0886568115 - Địa chỉ: 38, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


[rev_slider home1slider]

Một số bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa mẹ cần lưu ý

2021-04-07

           1. Cảm cúm

           Khi thời tiết giao mùa, không chỉ người lớn mà rất nhiều trẻ nhỏ cũng thường hay bị cảm cúm, bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch còn yếu, nếu có bệnh lý nền mắc phải hoặc sức đề kháng kém, nếu bị cúm có thể dẫn đến biến chứng.

           Triệu chứng có thể xuất hiện những cơn sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn, đau tai, có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.

           Cách phòng tránh: Mẹ phải luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nên chú ý các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ và đầu. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người có biểu hiện cảm cúm. Cho trẻ uống nước ấm và tránh ăn những thực phẩm được lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh và nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau dọn. Tăng cường vitamin C và cho bé uống nước đầy đủ để tăng sức đề kháng. Với những trẻ trên 6 tháng mẹ nên cho bé tiêm phòng cúm mỗi năm 1 lần.

           2. Sốt xuất huyết

           Đây là bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào cuối hè, đầu thu khi không khí ẩm thấp. Sau khi bị muỗi đốt từ 7-10 ngày, trẻ bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, đau mỏi người, đau khớp, tiếp theo là biểu hiện sốt. Nhiệt độ thường tăng nhanh lên 39-40 độ C, kèm theo có các biểu hiện đau đầu vùng trán hoặc sau hố mắt, chán ăn, nôn, buồn nôn và đầy bụng. Trẻ bị sốt liên tục, kéo dài khoảng 2-7 ngày. Sau khi sốt 2-3 ngày, trên da trẻ có ban xuất huyết dưới dạng chấm, nốt trên da. Nặng hơn là các mảng bầm tím trên da hoặc xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện nôn và đi ngoài ra máu.

           Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt xuất huyết, cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

           Cách phòng tránh: Sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin phòng bệnh nên các bậc cha mẹ cần chủ động bảo vệ trẻ bằng nhiều cách như:

- Phòng tránh muỗi đốt: Cho bé mặc quần áo dài tay, mắc màn khi ngủ ban ngày lẫn ban đêm. Dùng các biện pháp diệt muỗi như sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, vợt muỗi…

- Tránh cho trẻ tới chơi ở những khu vực tối tăm, nhiều cây lá um tùm. Nên cho bé chơi trong không gian sạch sẽ, thoáng đãng, nhiều ánh sáng.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng bằng cách đậy kín và thả cá ăn bọ gậy tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt. Thường xuyên thay nước, thay rửa chum, vại, lu. Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến… Phát quang bụi rậm, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.

- Theo dõi trẻ hàng ngày để kịp thời phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết ngay từ giai đoạn mới khởi phát để điều trị kịp thời. Tránh để lâu bệnh diễn tiến phức tạp và gây biến chứng nguy hiểm.

           3. Viêm đường hô hấp

           Có nhiều loại virus gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó phổ biến nhất là các virus hợp bào hô hấp (RSV).  Cả người lớn và trẻ em đều dễ có thể mắc. Đặc biệt thời điểm tháng 6, 7 trẻ được nghỉ hè. Việc di chuyển khiến người mệt mỏi, sức đề kháng của trẻ suy giảm cộng thêm việc thay đổi môi trường liên tục, nguy cơ tiếp xúc với virus tăng cao.

            Đối với trẻ em khi bị virus này tấn công, trong 1-2 ngày đầu thường bị sốt nhẹ, ho khan, sổ mũi. Từ ngày thứ 3 trở đi, bệnh sẽ thể hiện rất rõ với những triệu chứng chính: ho nhiều, thở khò khè hoặc khó thở. Tốt nhất, khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe phụ huynh nên theo dõi chặt chẽ và cho trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi thăm khám để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

           Cách phòng tránh: Các chuyên gia y tế khuyến cáo những lưu ý dưới đây có thể giúp bé yêu ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp:

- Tránh tiếp xúc với chất kích thích như khói thuốc lá, đeo khẩu trang khi ra trường và tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

- Ăn uống đầy đủ, đặc biệt là rau xanh nhằm cung cấp đủ vitamin giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

- Uống nước đủ là một cách bù trừ cho tình trạng mất nước qua đường hô hấp, qua da vào môi trường lạnh và khô.

- Tiêm phòng vắc xin giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

- Cho bé đi khám chuyên khoa Nhi ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường để điều trị đúng, kịp thời và tránh lây bệnh của mình sang những người xung quanh

Trà My

Tìm kiếm
Giờ làm việc
- Trực cấp cứu 24/24h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật kể cả ngày lễ tết.
- Khám chữa bệnh các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ 6
Mùa hè:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h30’-17h00’
Mùa Đông:
+ Sáng: 7h30’-12h00’
+ Chiều: 13h00’-16h30’

Xem chi tiết khám ngoài giờ

Đang online: 7
Truy cập hôm nay: 82
Tổng số truy cập: 171860
Tắt [X]